Một doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh khi xét thấy việc tạm ngừng kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh một lần không được quá hai năm liên tiếp.
TẠM NGỪNG KINH DOANH LẦN 2
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và
thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày
trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh
nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Sau một năm tạm ngừng, doanh nghiệp có quyền đề nghị tạm ngừng thêm một năm nữa, tổng thời gian không quá 02 năm.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai đối với doanh nghiệp như sau:
-Thẩm quyền:. Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
– Nội dung thông báo gồm:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
+ Ngành, nghề kinh doanh.
+ Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm.
+ Lý do tạm ngừng kinh doanh.
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của đại diện hộ kinh doanh.
Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc.
BIỂU MẪU THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH
TÊN
DOANH NGHIỆP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………..
|
… …,
ngày… … tháng… … năm … …
|
THÔNG BÁO
Về
việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh
nghiệp/ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh
tỉnh, thành phố................................
Tên
doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ..............................................................................
Mã
số doanh nghiệp/Mã số thuế: .........................................................................................
Số
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ
kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ......................................................................................
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng
ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày....tháng....năm .............. cho đến ngày...
.tháng.... năm..............
Lý
do tạm ngừng: ...............................................................................................................
Sau
khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển
tình trạng hoạt động của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa
điểm kinh doanh:
Đăng
ký tạm ngừng hoạt động từ ngày ... tháng ... năm ... cho đến ngày ... tháng ...
năm ... đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên
chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) ..........................
.........................................................................................................................................
Mã
số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:..............................
.........................................................................................................................................
Số
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường
hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế):
.........................................................................................................................................
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ......................................................................................
Lý
do tạm ngừng: ...............................................................................................................
Chi
nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với
trường hợp đăng ký tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi
nhánh).
Tên
chi nhánh: ...................................................................................................................
Mã
số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: .........................................................................
Số
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường
Phạm Trang
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006248.
Trân trọng.
Các dịch vụ thủ tục doanh nghiệp ở Luật Hồng Thái:
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp;
- Tái cơ cấu doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp;
- Giải thể doanh nghiệp;
- Thu hồi nợ khó đòi.
Bài viết liên quan: