Chủ
thể trong giao kết hợp đồng thường thể hiện ở phần đầu của một hợp đồng, thường
thể hiện thông tin của doanh nghiệp bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế, người
đại diện theo pháp luật, số điện thoại, email, …… Đây là một phần đơn giản, dể
tra cứu và đánh giá của hợp đồng, khi soạn thảo hay thẩm định hợp đồng, pháp
chế doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin trên nhiều kênh tìm kiếm, một trong
những trang tìm kiếm có uy tín nhất là Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
HOTLINE 19006248
Thông
qua kênh tìm kiếm, pháp chế doanh nghiệp có thể đánh giá được một cách sơ lược
nhất của doanh nghiệp như năm thành lập, số vốn điều lệ, người đại diện theo
pháp luật, những người quản lý khác, ngành nghề kinh doanh.
Một
trong các vấn đề đáng lưu ý nhất liên quan đến chủ thể khi giao kế hợp đồng là:
(1).
Người đại diện giao kết hợp đồng
Pháp
luật quy định một hợp đồng có thể bị vô hiệu nếu người ký không có thẩm quyển
để ký kết. Trên thực tế, một hợp đồng vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền
ở những trường hợp sau:
-
Người ký không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty và không có ủy
quyền về việc ký kết hợp đồng
Người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại
diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
Trong
một số trường hợp, phó giám đốc công ty, trưởng các phòng ban, giám đốc chi
nhánh,… ký kết hợp đồng với doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, dễ xảy ra
rủi ro khi hợp đồng không được thực hiện hay thực hiện không trọn vẹn, một bên
lợi dụng vào việc người ký hợp đồng không nhân danh đại diện cho công ty để
thoái thác trách nhiệm.
-
Người ký là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng lại không có thẩm
quyền ký kết.
Luật
doanh nghiệp 2014 và trong một số trường hợp Điều lệ của doanh nghiệp quy định
trong một số giao dịch, người đại diện theo pháp luật không có thẩm quyền ký
kết.
Chẳng hạn:
- Khi chưa có quyết định, thông qua của
Hội đồng thành viên công ty TNHH, người đại diện theo pháp luật ký hợp
đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần
nhất của công ty hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ (điểm d
khoản 2 Điều 56 Luật DN 2014) hoặc những hợp đồng ký kết với các đối tượng
được quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 1 Điều 86 LDN 2014;
- Khi chưa có quyết định hoặc thông qua
của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty CP, người đại diện
theo pháp luật ký hợp đồng đầu tư hoặc bán, vay, cho vay tài sản… có giá
trị bằng hoặc lớn hơn 35% giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác
(điểm d khoản 2 Điều 135, điểm h khoản 2 Điều 149 LDN 2014) hoặc những hợp
đồng ký kết với các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 162 LDN 2014.
- Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy
quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.
Để tránh những rủi ro khi ký kết hợp đồng, pháp chế doanh nghiệp cần lưu ý:
(1). Tra cứu
thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trong trường hợp
người ký hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
thì yêu cầu đối tác cung cấp Giấy ủy quyền với phạm vi ủy quyền hợp lệ, kiếm
tra nội dung phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền.
(2). Đối với
những giao dịch có giá trị lớn, pháp chế doanh nghiệp cần lưu ý kiểm tra điều
lệ doanh nghiệp, Biên bản họp và Quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong
doanh nghiệp về việc đồng ý việc thực hiện hợp đồng. Pháp chế doanh nghiệp cũng
cần kiểm tra mỗi quan hệ giữa các bên ký hợp đồng để tư vấn phù hợp cho doanh
nghiệp trong quá trình ký kết.
Phạm Trang
hông tin chi tiết liên hệ Tổng đài 19006248.
Sử dụng dịch vụ: 0962893900
Trân trọng!
Bài viết liên quan: