Cùng với xu thế phát triển của xã hội, khi con người ngày càng có nhiều phát minh, nhất là trong các phát minh liên quan đến chương trình, phần mềm máy tính thì nhu cầu bảo hộ các sản phẩm trí tuệ đó cũng được xem trọng. Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính (chương trình máy tính) ngày càng trở nên cần thiết và được nhiều người quan tâm hơn.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là một người chuyên viết phần mềm máy tính cho công ty. Nay tôi muốn các phần mềm máy tính do mình sáng tạo ra có thể được đăng ký với cơ quan nhà nước để được bảo hộ, tránh các tranh chấp phát sinh. Vậy tôi cần phải làm những gì, tôi xin cảm ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về bộ phận tư vấn bản quyền tác giả công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Nội dung tư vấn
2.1. Theo quy định tại Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009:
“Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
Tác giả đối với chương trình máy tính được hưởng các quyền tác giả và quyền nhân thân theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
2.2. Cách đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính
- Hồ sơ:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả.
Đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
- Cơ quan nhận hồ sơ: Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch)
- Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận chương trình máy tính (phần mềm): 600.000 đồng
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc đăng ký bản quyền tác giả đối với phần mềm. Hiện nay Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp là đơn vị tư vấn uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có tư vấn cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: