Hot line: 0962.893.900

Quyền tác giả là gì? Tại sao cần đăng ký bảo hộ quyền tác giả?



Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Vậy quyền tác giả là gì? Tại sao cần bảo hộ quyền tác giả?

Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn như sau:


Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, công chúng...công nhận cho cá nhân tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm,... do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã biết. Vậy vì sao phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Đăng ký bản quyền tác giả hay gọi là bảo hộ quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị cao, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính.Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người sáng tạo.
Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí nói chung còn rất yếu kém. 

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã biết.

Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.

1/Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả?.

Đăng ký quyền tác giả hay còn gọi là đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là việc làm cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo, có giá trị và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả và chủ sở hữu. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh những trường hợp bị sao chép hay bị lợi dụng vì mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.

quyền tác giả

                       CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

2/Điều kiện bảo hộ Quyền tác giả:

-Tác phẩm được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:

-Tác phẩm phải được cụ thể hóa trên một loại vật chất nhất định

-Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác)

-Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả .

-Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào, tác phẩm phải có tính nguyên gốc, không sao chép hay bắt chước tác phẩm khác.

3/Đối tượng bảo hộ Quyền tác giả:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

1.Tác phẩm báo chí;

2.Tác phẩm âm nhạc;

3.Tác phẩm sân khấu;

4.Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

5.Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

6.Tác phẩm nhiếp ảnh;

7.Tác phẩm kiến trúc;

8.Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

9.Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

10.Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

5/Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc hành chính

Những giấy tờ tài liệu và thông tin cần cung cấp:

Thông tin:

- thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường chú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.

- Thông tin chính xác về tác phẩm: Tên gọi, đã công bố hay chưa, ngày công bố, tác phẩm do các tác giả hay theo hợp đồng gia việc giữa chủ sở hữu quyền tác giả.

6/Đăng ký tác giả đối với phần mềm máy tính:

- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký: 

+ Hai bản mô tả sản phẩm cho 01 tác phẩm 

+ Hai đĩa CD phần mềm tác phẩm

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của người nộp đơn

+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công ty)

+ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu

đăng ký bản quyền tác phẩm viết:

- tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu

+ Giấy phép kinh doanh( nếu là công ty)

+ Giấy ủy quyền 

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

7/Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

+ bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu

+ Giấy đăng ký kinh doanh ( nếu là công ty)

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của người nộp đơn.

59639509_2495176660493216_383827010901770240_n.jpg

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com

Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)


Bài viết liên quan:

Đăng ký bản quyền sản phẩm hoặc sáng chế đối với sản phẩm tự nghiên cứu sáng tạo (06:27 | 08/05/2019)

Đăng ký nhãn hiệu năm 2019 cần lưu ý những vấn đề gì? (02:12 | 30/04/2019)
Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất 2019 (08:09 | 14/04/2019)
Làm thế nào để sáng chế được bảo hộ? (06:13 | 07/11/2018)
So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (10:07 | 31/08/2018)

 


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí