Câu hỏi: Tôi là nhà văn mạng viết tiểu thuyết, Luật sư cho tôi hỏi khi tôi viết và chưa muốn xuất bản thành sách thì tôi có cần đăng ký bản quyền tác giả không?Bản quyền là sự độc quyền kiểm soát tái bản và khai thác thương mại trong lĩnh vực sáng tạo có hiệu lực tại thời điểm sản phẩm được tạo ra. Bản quyền là hình thức bảo vệ được cung cấp cho các tác phẩm văn học,kịch, nhạc, đồ họa các sản phẩm nghe nhìn.
"Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, phần mềm máy tính...Quyền tác giả tự động được phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký".
Việc viết sách xong có cần đăng ký bản quyền hay không? Phụ thuộc vào ý chí của các tác giả muốn đăng ký bản quyền.
Trước tiên tác giả phải xem, tác phẩm của mình có thuộc trường hợp phải đăng ký bản quyền tác giả hay không. Trong trường hợp mà không bắt buộc phải đăng ký thì việc đăng ký quyền tác giả phụ thuộc vào chính bản thân tác giả tác phẩm đó.
Nhờ có hệ thống bảo hộ quyền tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm được bảo đảm rằng tác phẩm của mình có thể được công bố mà
không sợ bị sao chép, nhân bản trái phép; bất cứ việc sao chép, sử dụng tác phẩm
vào mục đích thương mại đều đòi hỏi phải có sự cho phép của người sáng tạo ra
tác phẩm và phải trả tiền cho người sáng tạo ra tác phẩm về việc sao chép, nhân
bản, sử dụng đó. Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả sẽ góp phần thúc đẩy
và khuyến khích mọi nỗ lực sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, khoa học, làm giàu thêm các thành tựu văn hoá, khoa học và
nghệ thuật; bởi vì nó đem lại cho những người sáng tạo sự động viên về tinh thần
và những lợi ích vật chất từ việc khai thác tác phẩm bù đắp những chi phí đã phải
bỏ ra cho việc sáng tạo tác phẩm đó. Việc bảo hộ quyền tác giả cũng cho phép phát
triển sự tiếp cận các nền văn hóa, tri thức khắp nơi trên thế giới.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tại sao cần đăng ký bản quyền?
Việc đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc và bản quyền tác giả là tự động bảo hộ. Tuy nhiên bạn muốn có thể bảo vệ quyền lợi của mình hơn nữa thì nên đăng ký bản quyền.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam và của công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia mà cụ thể ở đây là Công ước Bern(1886) về bảo hộ các tác giả là tự động bảo hộ, không cần đăng ký với cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... ngoài giá trị giải trí rất lớn về tinh thần thì đi kèm theo với nó là giá trị thương mại xuất hiện, đi kèm với đó là việc nhiều cá nhân, tổ chức sẽ cố gắng đánh cắp tác phẩm của bạn hoặc làm "nhái", làm giả tác phẩm là rất lớn, trong khi đó họ không phải mệt mỏi nghiên cứu, thử nghiệm hay suy nghĩ sáng tác. Đây thực sự là một điều bất công với những tác giả đã sử dụng chất xám của mình để tạo ra sản phẩm.
Thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký bản quyền và đây chính là giấy chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm. Khi có tranh chấp phát sinh, bạn chỉ cần đưa giấy Chứng nhận, không cần chứng minh, trừ trường hợp bên kia đưa ra được chứng cứ phản bác.
Từ những lợi ích như trên thì các tác giả cần phải đăng ký bản quyền?. Để
các doanh nghiệp có thể tạo lập được giá trị lớn trong bối cảnh hầu hết nguồn lợi
có được là nhờ giá trị của danh tiếng, chất lượng, uy tín của sản phẩm, dịch vụ
cung cấp nhiều hơn so với giá trị của nguồn vốn hữu hình, theo tôi có một số
lưu ý:
Thứ
nhất và quan trọng nhất là phải đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm, vì nếu
có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì khi xảy ra tranh chấp sẽ không cần
phải chứng minh quyền tác giả.
Thứ
hai là cá nhân, doanh nghiệp phải ý thức được quyền của mình đối với các tài sản
trí tuệ. Khi là chủ sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức và
cá nhân có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng được bảo hộ;
ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng được bảo hộ; định đoạt đối tượng được bảo
hộ như thương mại hóa thông qua góp vốn, chuyển nhượng, mua bán, chuyển giao
quyền sử dụng...
Thứ
ba là chủ động bảo vệ quyền đã được xác lập. Khi có một bên nào đó có hành vi
xâm phạm, cần biết cách bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cá nhân, doanh
nghiệp cũng có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước xử lý hoặc đơn vị chủ quản các
trang mạng gỡ bỏ thông tin có khả năng ảnh hưởng đến chủ sở hữu, đồng thời yêu
cầu xử lý hành vi vi phạm thông qua các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì một tác phẩm được sáng tạo ra thì có thể đăng ký bản quyền tác giả hoặc không cần đăng ký bản quyền tác giả.