Có thể thấy Luật sở hữu trí tuệ đã làm tốt nhiệm vụ của mình về việc bảo vệ quyền tác giả, quyền của nhà sáng chế. Vậy thủ tục đăng ký bản quyền tác giả năm 2019 được quy định như thế nào?Câu hỏi: Tôi là tác giả sáng tác truyện tranh, hiện nay tôi đã xuất bản được một số loại truyện, Công ty cho tôi hỏi tôi muốn đăng ký bản quyền tác giả đối với sản phẩm của mình thì cần những thủ tục gì? Nộp hồ sơ cho cơ quan nào?
Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin được tư vấn như sau:
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ năm 2013 quy định:
1. Người nộp và cách thức
nộp hồ sơ:
Tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức,
cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở
Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP.
Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ
có thể gửi qua đường bưu điện.
Cá nhân, pháp nhân nước
ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều
13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn,
dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền
liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc
có trụ sở.
a. Trường hợp người đăng
ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả
- 03 bản mẫu tác phẩm cần
đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
- 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng
tác giả.
- Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền
của ai – 1 bản (theo mẫu);
b. Trường hợp người đăng
ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
- 03 bản mẫu tác phẩm gốc.
- 01 Giấy uỷ quyền của tổ
chức công ty (theo mẫu).
- 01 Bản sao công chứng
chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có
công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản
chính.
- Giấy chuyển nhượng quyền
sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công
ty) (1 bản).
- Bản sao giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng.
- Giấy cam đoan của tác
giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo
mẫu).
- Các thông tin khác: bút
danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
2.Trước khi làm thủ tục
đăng ký bản quyền tác giả cần
– Đánh giá tác phẩm có
thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không.
– Tìm hiểu và phân loại đối
tượng, loại hình đăng ký phù hợp.
– Kiểm tra sơ bộ về khả
năng đăng ký bản quyền tác giả
– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
– Nộp hồ sơ đăng ký bản
quyền tác giả.
+ Thông tin tác giả
+ Thông tin chủ hữu tác
phẩm.
+ Thông tin và bản mẫu
tác phẩm.
– Thời gian đăng ký 14-18
ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn đăng ký
Hồ sơ đăng ký quyền tác
giả, quyền liên quan bao gồm:
(1) Tờ khai đăng ký quyền
tác giả, quyền liên quan (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ
khai);
Lưu ý: Tờ khai phải được
làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin
về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên
quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc
chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái
sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức
công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
(2) Hai bản sao tác phẩm
đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền
liên quan;
(3) Giấy uỷ quyền, nếu người
nộp đơn là người được uỷ quyền;
(4) Tài liệu chứng minh
quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa
kế, chuyển giao, kế thừa;
(5) Văn bản đồng ý của
các đồng tác giả (nếu có)
(6) Văn bản đồng ý của
các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
3. Nơi tiếp nhận
đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
– Phòng Thông tin
Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả
Ngõ 151 Hoàng Hoa Thám,
Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.
– Văn phòng Đại diện
Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3,
TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
– Văn phòng Đại diện
Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu,
TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967
– Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi
tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm
quyền.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Bài viết liên quan: