Hot line: 0962.893.900

Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất 2019


Trên thế giới và ở Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp về tranh chấp quyền tác giả nổi tiếng, có giá trị lớn. Bản thân Bản quyền tác giả đã được bảo hộ nếu không cần phải đăng ký, tuy nhiên, để chứng minh quyền tác giả rất khó khăn nếu việc quyền thuộc về tác phẩm chưa được đăng ký.

Dang-ky-ban-quyen-tac-gia.png

Đăng ký quyền tác giả 2019

Lợi ích của việc đăng ký bản quyền:

1. Ghi nhận một cách hợp pháp, chính thông quyền tác giả đối với tác phẩm;

2. Làm cơ sở để giải quyết tranh chấp về bản quyền tác giả;

3. Khẳng định uy tín, vị thế của tác phẩm, tăng uy tín cho doanh nghiệp khi giao dịch, tiếp thị sản phẩm đến tay của người tiêu dùng.

Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

15170752_663594423811394_4119633952284671292_n.jpg

Đăng ký bản quyền tác giả năm 2019

1. Người nộp và cách thức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả năm 2019

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho công ty Luật Hồng Thái  nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả 2019

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Biểu mẫu giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 2019

Mau-giay-chung-nhan-dang-ky-ban-quyen-tac-gia.JPG

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

4. Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận

4.1 Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

4.2 Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận

Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.

Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.

5. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư Số: 211/2016/TT-BTC ngày 10 / 11 / 2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

6. Nơi tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

- Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:  Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

TẠI SAO LẠI CHỌN CÔNG TY LUẬT ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ 2019:

- Nhanh gọn về thủ tục;

- Được tư vấn kỹ càng về quyền tác giả, các quyền liên quan

- Hỗ trợ trọn đời về tư vấn các quyền liên quan đến quyền tác giả, khả năng bảo vệ quyền tác giả, những sửa đổi, bổ sung nếu có trước, trong và sau thời gian đăng ký.

Liên hệ: 0962893900


CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

- Đăng ký bản quyền tác giả hồ sơ mọi tỉnh thành trên cả nước;

- Giải quyết tranh chấp bản quyền tác giả.

Liên hệ báo phí: Chuyên viên Phạm Trang (0962893900)

Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006248


                   070614105904.JPG


Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com

Địa chỉ: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



Làm thế nào để sáng chế được bảo hộ? (06:13 | 07/11/2018)
So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (10:07 | 31/08/2018)

Nam thanh niên làm giả vé số đi lãnh thưởng bị bắt. (10:21 | 28/08/2018)

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người nào đó bằng...

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu ? (10:52 | 30/05/2018)
Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2018 có gì mới ? (09:45 | 30/05/2018)
Tên nhãn hiệu bị trùng thì phải làm sao ? (09:30 | 30/05/2018)
Các yêu cầu về khả năng phân biệt của nhãn hiệu? (03:37 | 05/05/2018)
Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng phân biệt...
Điều kiện để sáng chế được bảo hộ? (10:26 | 04/05/2018)



Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí