Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Vậy đối tượng nào được bảo hộ quyền
tác giả.
Khoản 5 Điều
1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
2005 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
“1. Tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a)
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể
hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b)
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c)
Tác phẩm báo chí;
d)
Tác phẩm âm nhạc;
đ)
Tác phẩm sân khấu;
e)
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi
chung là tác phẩm điện ảnh);
g)
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h)
Tác phẩm nhiếp ảnh;
i)
Tác phẩm kiến trúc;
k)
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình
khoa học;
l)
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m)
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm
phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây
phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái
sinh.
3. Tác phẩm
được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp
sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người
khác.”
LONG ĐOÀN
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng
mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn
pháp luật doanh nghiệp: 0962893900 (Trưởng phòng doanh nghiệp Phạm Trang)
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
CÔNG TY LUẬT
TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email:
luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà
Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Có thể bạn
quan tâm: