Ở nước ta, pháp luật thuế hình thành và phát triển
từ rất sớm, nó là căn cứ pháp lí để nhà nước quản lý quan hệ thu, nộp thuế giữa
nhà nước và nhân dân. Trong tình hình phát triển của nước ta hiện nay, pháp luật
thuế đóng vai trò hết sức quan trọng, nó vừa góp phần điều hòa nền kinh tế phát
triển ổn định, tạo sự cân bằng giữa các nguồn thu và chi, hơn nữa pháp luật thuế
còn là căn cứ, là tiền đề để cơ quan quản lý nhà nước xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế.
- Về phía người nộp thuế:
Nộp thuế vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công
dân. Tại Luật quản lí thuế, những người nộp thuế phải có các nghĩa vụ như: Đăng ký
thuế; khai thuế chính xác, trung thực; nộp tiền thuế đúng thời hạn, địa điểm;
chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật…Những
nghĩa vụ này được đặt ra nhằm giúp các cơ quan thuế quản lý việc thu nộp thuế một
cách dễ dàng và bao quát hơn. Ngoài ra, quy định như vậy cũng giúp cho việc
phát hiện các trường hợp vi phạm dễ dàng hơn, dựa vào những quy định này của
pháp luật có thể xử lý các hành vi vi phạm.
Luật quản lí thuế 2006 sau hơn 6 năm thi hành, đến năm 2012, tất
cả các đối tượng nộp thuế đều nắm rõ trách nhiệm tự khai tự tính tự nộp thuế của
mình mà không phải phụ thuộc vào cơ quan quản lí thuế cũng như thực hiện những
thủ tục hành chính phức tạp như trước đây.
Chẳng hạn, Ngày 15/1/2013, Tổng Cục Thuế đã ban hành công văn
số 187/TCT-CNTT về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012, trong đó hướng
dẫn rõ về việc quyết toán thuế đối với một số đối tượng nộp thuế đặc biệt như:
“Đối với cá nhân mua bán chứng khoán trong năm 2012, sau khi kết toán phần lãi
chứng khoán với thuế suất 10% (tính theo thuế suất đã giảm 50%), nếu có chênh lệch
thừa hoặc thiếu thuế thì làm hồ sơ quyết toán thuế TNCN; Đối với người nước
ngoài khi kết thúc làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá
nhân là người nước ngoài kết thúc làm việc tại Việt Nam, đã thực hiện quyết
toán thuế trước 31/12, sau đó cá nhân quay lại Việt Nam và làm việc đến hết năm
đó thì cuối năm cá nhân thực hiện quyết toán thuế với thu nhập chịu thuế từ
ngày 1/1 đến ngày 31/12.”
Việc hướng dẫn rõ ràng như
thế này giúp các đối tượng nộp thuế thuộc các trường hợp này có thể xác định rõ
trách nhiệm quyết toán thuế của mình, từ đó chủ động hơn trong việc khai thuế,
tính thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của cơ quan thuế và các cơ
quan có liên quan:
Điều
8 Luật quản lý thuế quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế. Đây là
những quy định cơ bản về trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế. Bên cạnh quy
định tại Luật quản lí thuế và các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan quản
lí thuế cũng đã ban hành văn bản xác định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan
thuế cũng như cán bộ thuế. Các nhiệm vụ được xác định rõ như đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ
khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế,
tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác
theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; Tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp
thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp
luật;… Những quy định cụ thể này giúp cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình,
từ đó tạo nên sự tương tác hiệu quả giữa cán bộ, cơ quan thuế đối với người nộp
thuế trong việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế, thu được kết quả cao.
Việc chỉ rõ nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm
quyền như vậy đã phân công rõ ràng giữa các cơ quan, tránh sự chồng chéo lẫn
nhau về việc quản lý và nhằm ngăn ngừa tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong
công việc đồng thời tạo ra nền móng, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc từ đó
giúp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chức năng của mình một cách có hiệu
quả hơn, theo đúng quy định của pháp luật.
Người
nộp thuế và người thu thuế đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định, quyền và
nghĩa vụ của hai chủ thể này được pháp luật quy định rất rõ ràng trong luật. việc
tạo ra những quy đinh đó là nhằm xác định rõ những nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ
phải làm đối với nhà nước, nhằm tạo ra căn cứ pháp lý để buộc các chủ thể thực
hiện đúng nghĩa vụ mà mình phải thực hiện hoặc xử lý các hành vi vi phạm.
Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+
Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.