Hot line: 0962.893.900

Nghe lén điện thoại của vợ/chồng có bị xử phạt?

Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, việc nghe lén hay đọc lén tin nhắn của vợ/chồng diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, vậy, hành vi này có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
Nội dung:
Căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình có quy định về vấn đề điện thoại, điện tín:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Như vậy, hành vi nghe lén điện thoại của vợ/ chồng đã xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định của pháp luật Dân sự.
Khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
- Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
- Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
- Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
- Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
(Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên, khi xét hành vi nghe lén đây có bị xử phạt hành chính cần có hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay bị truy cứu TNHS khi đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy, trên thực tế, việc "thuần túy" nghe lén điện thoại của vợ/ chồng mà không mang mục đích tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ không bị xử phạt.
xâm phạm đời tư.jpg

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!

Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com

Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

Có thể bạn quan tâm:

Tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội năm 2018 (05:23 | 25/04/2018)
Cách góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất (05:15 | 25/04/2018)
Đối tượng tính thuế thu nhập doanh nghiệp (10:58 | 02/04/2018)
Thế nào là hợp đồng hợp tác kinh doanh? (10:46 | 02/04/2018)

Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí