CEO của Apple Tim Cook thức dậy 3h45 sáng, CEO của
hãng xe hơi Fiat Sergio Marchionne dậy lúc 3h30 sáng, và tỷ phú Richard Branson
dậy lúc 5h45 sáng. Bạn thức dậy lúc nào?
TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
Khoảng 50% dân số không phải là người sống về sáng
hay về đêm, mà là ở đâu đó giữa ngày. Khoảng cứ bốn người lại có một người có
xu hướng mở mắt thức dậy sớm hơn, và cứ bốn người lại có một người sống kiểu cú
đêm.
Khởi nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp
Có nghiên cứu cho thấy người dậy sớm hay thức khuya cho thấy sự phân chia thông
thường giữa phần não trái và não phải: giữa phần phân tích và hợp tác với phần
tưởng tượng và cá nhân.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người dậy sớm thường kiên trì hơn, tự định hướng
và dễ chịu hơn. Họ lập mục tiêu cao hơn cho bản thân, lên kế hoạch tương lai
nhiều hơn và hiểu biết hơn về sự thịnh vượng. Và so với những người thức khuya,
họ ít căng thẳng, uống bia rượu hay hút thuốc hơn.
Mặc dù người dậy sớm có thể đạt được nhiều thành tựu
hơn về mặt học thuật, những người thức khuya có xu hướng làm việc tốt hơn về
trí nhớ, tốc độ xử lý và khả năng nhận thức tốt hơn, thậm chí dù họ phải thực
hiện công việc đó vào buổi sáng.
Người thức khuya thường cởi mở hơn đón nhận trải nghiệm mới và tìm kiếm thêm
nhiều kinh nghiệm hơn. Họ có thể sáng tạo hơn (dù không phải lúc nào cũng vậy).
Và trái với châm ngôn (khỏe mạnh, thịnh vượng và thông tuệ), một nghiên cứu từng
chỉ ra người thức khuya cũng khỏe mạnh giống như người hay dậy sớm - và thậm
chí là giàu có hơn một chút.
Nên dậy sớm hay thức khuya?
Bạn vẫn còn nghĩ dậy sớm là yếu tố tạo thành một CEO? Đừng vội bật đồng hồ báo
thức lúc 5 giờ sáng. Vì hóa ra, giảm thời gian ngủ không đem lại nhiều hiệu quả
gì.
"Nếu con người được tự nhiên tuân theo thời gian họ thích, họ sẽ thấy khỏe
hơn. Họ nói họ hoạt động năng suất hơn. Khả năng làm việc của não bộ tốt
hơn," nhà sinh học Katharina Wulff từ Đại học Oxford chuyên nghiên cứu về
nhịp sinh học và giấc ngủ, cho biết.
Theo bà, nói cách khác, đẩy một người ra quá xa khỏi thói quen tự nhiên có thể
nguy hại. Ví dụ khi phải thức dậy sớm, cơ thể người thức khuya vẫn tiếp tục sản
sinh ra melatonine, tức là một hormon điều chỉnh các hormon khác và duy trì nhịp
sinh học.
"Khi bạn ngắt quãng và đẩy cơ thể sang trạng thái hoạt động ban ngày, điều
này có thể có rất nhiều hệ quả sinh lý tiêu cực," Wulff nói, giống như sự
nhạy cảm với insulin và đường glucose - có thể khiến tăng cân.
47% của hành động là di truyền, nghĩa là nếu bạn muốn biết vì sao bạn dậy sớm mỗi
ngày (hoặc không bao giờ dậy sớm), bạn có lẽ nên nhìn lại cha mẹ mình.
Thói quen của bạn cũng thay đổi theo tuổi tác. Trẻ con thường có xu hướng dậy sớm,
với đỉnh điểm và bắt đầu chuyển qua kiểu sống về đêm khi khoảng 20 tuổi, và từ
từ thay đổi lại thói quen dậy sớm vào khoảng tuổi 50. Nhưng so với những người
cùng tuổi, bạn có thể luôn rơi vào cùng một dải thời gian.
Dậy sớm chỉ là định kiến?
Nếu bạn là người dậy sớm, sự kết hợp giữa thay đổi sinh học từ hormone đến nhiệt
độ cơ thể sẽ giúp bạn vào việc sớm hơn những đồng nghiệp thức khuya. Điều này
có nghĩa những người thích dậy sớm sẽ nhanh chóng thích nghi với ngày làm việc
và có vẻ như đạt được nhiều thành tựu hơn.
Với một người thức khuya phải dậy sớm vào 7 giờ sáng, cơ thể của họ vẫn nghĩ họ
buồn ngủ và dẫn đến hành động kéo theo, vì thế họ sẽ lập cập lâu hơn người dậy
sớm đã thức dậy cùng giờ.
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra đó là vì người thức khuya thường phải làm việc
khi cơ thể họ không muốn, rõ ràng là họ có thể ở trong tình trạng cảm xúc tệ
hơn hoặc ít hài lòng hơn về cuộc sống. Điều này cũng có thể có nghĩa là nếu họ
phải xác định cách để sáng tạo hơn và thay đổi thói quen - có thể giúp khuyến
khích sự sáng tạo và nhận thức của họ.
Vì định kiến văn hóa cho rằng người đi ngủ muộn và dậy muộn là lười nhác, nên hầu
hết mọi người đều cố gắng trở thành người dậy càng sớm càng tốt. Những người
không cố gắng làm vậy có lẽ là những người có tính cách nổi loạn hoặc mang dấu ấn
cá nhân mạnh mẽ hơn.
Nhưng chuyển nhịp sinh học của một người không nhất thiết sẽ thay đổi những tính
chất đó.
Một nghiên cứu gần đây nhận thấy thậm chí dù mọi người cố gắng trở thành người
dậy sớm, điều đó cũng không giúp họ có cảm xúc tích cực hơn về sự hài lòng
trong cuộc sống.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy thói quen ngủ của bạn có thể "gắn liền"
với các tính cách khác. Trong một nghiên cứu gần đây chẳng hạn, Neta Ram-Vlasov
từ Đại học Haifa phát hiện ra những người sáng tạo hơn về mặt hình ảnh thường
khó ngủ hơn, hay thức dậy nhiều lần trong đêm hơn hoặc dễ bị mất ngủ hơn so với
những người khác.
Những người thức khuya thường có nhịp sinh học dài hơn, họ sẽ thấy khó chịu hơn
với thời gian biểu 24 giờ, và điều này có thể khiến họ khó thành công hơn.
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư - Tựa bài do DNSG Online đặt lại)
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan: