Từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 2 năm 2018 ,
UBND xã Hồng Tiến ủy quyền cho anh Hoàng Viết Tấn công chức làm nhiệm vụ lao
động –thương binh và xã hội của xã thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ,
làm thủ tục nhận và chi trả trợ cấp xã hội, chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có
công. Từ tháng 7/2016 đến tháng 2/2018 tách việc cho hai người, anh Hoàng Viết
Tấn thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công và chị Đỗ Thị Minh Hạnh là
cán bộ Bưu điện huyện Khoái Châu, được lãnh đạo Bưu điện phân công thực hiện
việc chi trả các đối tượng trợ cấp xã hội (người cao tuổi, người khuyết
tật...).
Trường hợp người
được hưởng trợ cấp không đến nhận, anh Tấn, chị Hạnh phải đi kiểm tra, xác minh
nguyên nhân nếu người hưởng không đến nhận do đã chết hoặc chuyển đi nơi khác
thì phải báo cắt giảm và nộp lại số tiền cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội huyện.
Tại bản án hình sự số 97/2018/HSST ngày
11/12/2018 của Tòa
án nhân dân tỉnh Hưng Yên xử sơ thẩm đã tuyên Hoàng Viết Tấn lợi dụng chức vụ
quyền hạn được giao làm giả chữ ký để làm thủ tục thanh toán chiếm được 346.814.000
đồng. Sau khi phát hiện anh Tấn đã tự
nguyện nộp 204.734.000 đồng, tại phiên Tòa gia đình anh Tấn nộp tiếp 6.000.000
đồng để khắc phục hậu quả. Anh Tấn đã vi phạm quy định theo Điểm d, Khoản 2,
Điều 355 BLHS. Do anh Tấn đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình cũng
tự nguyện bồi thường để khắc phục hậu quả nên áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo
Điểm b,s Khoản 1, Khoản 2, Điều 51 BLHS. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt anh Tấn
6 năm tù giam.
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Theo kết luận và quyết định của bản án thì thời điểm từ tháng 3/2011 -
tháng 2/2018, việc anh Tấn ký giả mạo chữ ký của 25 trường hợp đề nghị cấp bảo
trợ xã hội để chiếm đoạt số tiền 308.414.000 đồng; nhưng trong số đó có việc
như sau: Khoảng tháng 9 năm 2016 (cũng như trong kết luận, hàng trăm lần khác
trong các năm 2013, 2015, 2016 anh Tấn đã giả mạo chữ ký của 93 trường hợp
hưởng chế độ bảo trợ xã hội và người có công… không đến nhận tiền, anh Tấn đã
tự rà soát, tự phát hiện thấy sai đã chủ động nộp 105 lần với tổng số tiền là
228.962.000 đồng về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khoái Châu), lúc
đó anh Tấn đã đến Phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Khoái Châu để đề
nghị được nộp số tiền tương tự như những lần kể trên cho 9 người trong số 25
trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng kết luận; nhưng Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội huyện Khoái Châu không thu nữa đồng thời yêu cầu anh Tấn phải
làm thủ tục nộp tiền về Kho bạc. Để nộp tiền được vào kho bạc thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải
có báo cáo UBND huyện Khoái Châu ban hành quyết định thành lập tổ công tác và
kế hoạch kiểm tra và xác định số lượng thu sai 9 trường hợp trong diện (1
trường hợp người có công mang tên Đỗ Xuân Hành 43.558.000 đồng + 8 trường hợp
mang tên Đỗ Thị Nụ 5.580.000 đồng, Bùi Duy Hạnh 2.340.000 đồng, Đỗ Thị Tửu
2.880.000 đồng, Lê Thị Yên 8.730.000 đồng, Đỗ Hữu Đắc 7.740.000 đồng, Đỗ Thị
Thảo 6.480.000 đồng, Nguyễn Thị Mai 4.140.000 đồng, Nguyễn Thị Huy 3.960.000
đồng, Tổng 41.850.000 đồng; Cộng hai khoản là 85.408.000 đồng). Sau khi kiểm
tra, có kết luận ngày 3/10/2016 của tổ công tác đồng thời yêu cầu chậm nhất
ngày 5/10/2016 anh Tấn phải nộp đủ số tiền trên vào Kho bạc. Anh Tấn đã thực
hiện đúng và đầy đủ theo kết luận trên.
Như vậy tổ công tác này là tổ kiểm tra nghiệp vụ, đôn đốc và thực
hiện theo chức trách, nhiệm vụ chứ không phải là tổ thanh tra, kiểm tra theo
luật, nên việc kết luận hành vi chiếm đoạt số tiền 85.408.000 đồng đã
hoàn thành theo biên bản kiểm tra ngày 03/10/2019 để qui kết hình sự; như vậy
cần xem lại việc áp dụng pháp luật đã phù hợp cần thiết hay chưa ?
Mặt khác, ngay sau thời gian kết luận của tổ kiểm tra, anh Tấn tự
thấy mình chưa kiểm tra được hết số tiền đã làm thủ tục được nhận sai về nên
anh Tấn chủ động đề xuất UBND xã Hồng Tiến cho xây dựng kế hoạch tự kiểm tra để
tiếp tục phát hiện và báo cáo sai sót trong số 25-9 trường hợp còn lại để nộp
lại tiền cho nhà nước. Điều đó càng chứng tỏ cần tiếp tục xác định lại đến lúc
ấy anh Tấn có ý thức chiếm đoạt số tiền tiếp nhận sai nguyên tắc hay không và
số ấy là bao nhiêu.
Thời
điểm từ năm 2014 đến năm 2017 anh Tấn đã nhận hồ sơ của 16 trường hợp làm thủ
tục mai táng phí trợ cấp cho người có công đã không nộp hồ sơ về Phòng Lao động
- Thương binh và xã hội huyện và tự ý lấy số tiền thanh toán trong số 25 trường
hợp trên chi trả cho 16 trường hợp với tổng số tiền 162.000.000 đồng. Khi cơ
quan điều tra làm rõ thì 2 trong số 16 trường hợp đã được thanh toán từ Phòng
Lao động - Thương binh và xã hội nhưng cơ quan tiến hành tố tụng xác định anh
Tấn tự làm trái quy định thì anh Tấn phải tự chịu trách nhiệm.
Nghiên
cứu thấy do không tìm hiểu pháp luật, không có người kiểm tra, hướng dẫn, uốn
nắn nên việc tự ý ký vào mục người làm hồ sơ và người nhận tiền là lạm dụng và
chiếm đoạt. Nhưng tất cả rất nhiều hồ sơ, rất nhiều thời gian, cùng với 25 hồ sơ trong bản kết luận anh Tấn đều ký
giả chữ ký như thế. Việc chiếm đoạt để tiêu sài hay biển thủ thì chưa
thấy mà cùng thời gian ấy anh Tấn đã lấy trong số tiền thu được từ 25 trường
hợp để chi cho 16 trường hợp mai táng phí với số tiền 162.000.000 đồng. Do vậy,
cần xem xét đã đủ cấu thành yếu tố chủ quan của người làm trái với mục đích để
chiếm đoạt hay chưa để quy trách nhiệm cho anh Tấn phù hợp nghĩa là số tiền
162.000.000 đồng chưa phải do anh Tấn chiếm đoạt hoặc đã tự giác làm giảm tác
hại của tội phạm. Đồng thời quy trách nhiệm dân sự cho UBND xã Hồng Tiến phải
có trách nhiệm cùng Phòng Lao động - Thương binh và xã hội giải quyết tiếp và
khi thu được thì trả lại cho anh Tấn.
Kết
luận việc anh Tấn đã biết 19 trường hợp do bị cáo Hạnh giả mạo chữ ký để chị
Hạnh chiếm đoạt tài sản 55.980.000 đồng nhưng vẫn ký xác nhận để quyết toán với
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Khoái Châu, nên anh Tấn cũng phải
chịu trách nhiệm đối với số tiền mà chị Hạnh chiếm đoạt. Khoản này anh Tấn
không ăn chia, không đồng phạm có quy kết thì đây là hành vi thiếu trách nhiệm
cần thiết nên tách ra xử lý hành chính về hành vi này.
Việc
tháng 1/2017, anh Tấn nhận 26 giấy thông báo nhận tiền trợ cấp một lần (mai
táng phí) cho 26 trường hợp được hưởng từ Phòng Lao động - Thương binh và xã
hội huyện Khoái Châu, nhưng không chuyển và hướng dẫn cho các hộ gia đình được
hưởng làm thủ tục mà đã tự làm giấy ủy quyền trình ông Hoàng Văn Dự ký xác nhận
đem đến Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện nhận số tiền 109.200.000
đồng. Sau khi nhận tiền, anh Tấn chi trả cho 18 trường hợp tương ứng là
70.800.000 đồng; đến thời điểm điều tra còn lại 8 trường hợp tương ứng với số
tiền 38.400.000 đồng quản lý ngoài sổ sách, không báo cáo… Cơ quan làm án đã
kết luận anh Tấn chiếm đoạt 38.400.000 đồng. Việc này bản chất là cung cách làm
ăn luộm thuộm của anh Tấn cũng như ở cơ sở nhiều nơi mà không được kiểm tra,
uốn nắn kịp thời. Đồng thời văn bản pháp quy hiện hành cũng không quy định thời
gian nhận về bao nhiêu lâu phải trả hết… Do vậy không nên quy kết anh Tấn đã
chiếm đoạt số tiền
Với
những căn cứ trên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và các cơ quan pháp luật
cấp trên cần chỉ đạo xem xét, việc điều tra áp dụng pháp luật chưa đủ căn cứ để
quy kết tội trạng thì ra quyết định cho hủy bản án sơ thẩm số 97/2018/HSST ngày 11/12/2018 của
Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, điều tra lại theo quy định tại
điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự để vụ án được giải quyết đúng đắn, khách quan,
đúng người, đúng tội.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Các bài viết có liên quan: