Hot line: 0962.893.900

Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30?

Từ ngày 05/3/2020, cách ký tên, đóng dấu trên văn bản hành chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 30. Theo đó, ngoài một số thay đổi khi ký tên, đóng dấu trên văn bản giấy, Nghị định này còn bổ sung hướng dẫn ký tên, đóng dấu trên văn bản điện tử.


Quy định về ký tên trong văn bản hành chính

Thẩm quyền ký ban hành văn bản

Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của cơ quan, tổ chức và tình hình thực tế mà thẩm quyền ký văn bản có khác nhau.

Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.

Có thể giao cấp phó ký thay các văn  bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức.

Cấp phó của người đứng đầu được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách…

Cách ghi quyền hạn của người ký

Trường hợp lý thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” Vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

Tương tự, trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải chữ viết tắt “Q” vào trước; ký thay người đứng đầu ghi chữ viết tắt “KT.” Vào trước.

Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” Vào trước; ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” Vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan,tổ chức.

Cách ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký

Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định;

Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn;

Họ và tên của người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm ( nếu có ) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vụ và các chức danh hiệu danh dự khác;

Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

Chữ ký trên văn bản giấy

Khi ký tên trên văn bản giấy phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai

Chữ ký trên văn bản điện tử

Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số.

Hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký.

Quy định về đóng dấu trong văn bản hành chính

Đối với văn bản giấy

Dù là dấu chữ lý, dấu treo hay dấu giáp lai thì khi đóng dấu cũng phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

Đóng phải rõ ràng, ngay ngắn;

Đóng đúng chiều;

Dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định

Dấu chữ ký

Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái

Dấu treo

Dấu treo thường được đóng trên các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục.

Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

Dấu giáp lai

Dấu giáp lai được đóng vào  khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy;

Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản

Ngoài ra, việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Đối với văn bản điện tử

Dấu của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử (chữ ký số của cơ quan, tổ chức) là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.

- Dấu trên văn bản kèm theo văn bản chính được thể hiện như sau:

+ Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo;

+ Văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, phải ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo (nhưng không hiển thị hình ảnh) tại góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.

 0962893900.png

Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900  hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nam Phương


Thành viên góp vốn, cổ đông có rút vốn từ công ty TNHH, công ty cổ phần có được không? (12:51 | 10/04/2020)
Bạn đang thắc mắc thành viên góp vốn, cổ đông có được phép rút vốn từ công ty TNHH, công ty cổ phần...
Thủ tục tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH 1 thành viên (01:52 | 10/04/2020)

Công ty...

Trình tự thủ tục thành lập công ty hợp danh (07:00 | 08/04/2020)
Chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty cổ phần (06:19 | 08/04/2020)
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên (06:01 | 08/04/2020)
Doanh nghiệp bạn là công ty TNHH hai thành viên, nay có nhu cầu...
Trình tự thủ tục và điều kiện chuyển nhượng cổ phần (04:11 | 07/04/2020)
Những điều cần biết khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh năm 2020 (08:35 | 06/04/2020)
Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (04:45 | 04/04/2020)
Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí