Hiện tại, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp mình, vậy khi thay đổi đăng ký cần lưu ý những vấn đề gì? Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn như sau:
Năm
2020, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ ghi những nội dụng sau:
1. Tên
công ty
2. Địa
chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
3. Vốn
điều lệ của doanh nghiệp
4. Thông
tin về người đại diện theo pháp luật
5. Thành
viên góp vốn đối với Công ty TNHH hai thành viên; thông tin về chủ sở hữu công
ty đối với công ty TNHH một thành viên
Tuy
nhiên khi doanh nghiệp có sự thay đổi đối với các nội dung sau phải thực hiện
thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
1. Thay
đổi tên công ty ( bao gồm: Thay đổi tên bằng tiếng Việt, thay đổi tên tiếng nước
ngoài, thay đổi tên viết tắt);
2. Thay
đổi loại hình doanh nghiệp của công ty ( bao gồm: thay đổi từ công ty TNHH một
thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên; thay đổi từ công ty TNHH 2
thành viên thành công ty cổ phần…)
3. Thay
đổi trụ sở chính của công ty;
4. Thay
đổi thông tin số điện thoại, số fax; email, website công ty;
5. Thay
đổi ngành nghề kinh doanh của công ty;
6. Thay
đổi vốn điều lệ công ty (bao gồm thay đổi
tăng vốn điều lệ công ty hoặc thay đổi giảm vốn điều lệ công ty);
7. Thay
đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài: Thay đổi cổ đông là người nước
ngoài; thay đổi cổ đông là người nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn của cổ đông
nước ngoài; thay đổi thông tin về Hộ chiếu, Hộ khẩu của cổ đông là người nước
ngoài;
8.Thay
đổi cơ cấu vốn của các thành viên công ty;
9. Thay
đổi người đại diện theo pháp luật công ty; Thay đổi thông tun người đại diện
theo pháp luật của công ty (bao gồm: Thay đổi chức doanh của người đại diện
theo pháp luật; thay đổi chứng minh đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng
minh thư/ thẻ căn cước/số hộ chiếu, thay đổi hộ khẩu, chỗ ở hiện tại của người
đại diện theo pháp luật);
10. Thay
đổi thông tin của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: bao gồm chuyển nhượng
chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân),
thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu ( nếu là cá nhân).
Đối
với công ty cổ phần khi thay đổi, chuyển nhượng cổ đông công ty không phải thực
hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh/ Sở Kế hoạch
và Đầu tư (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ
thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định). Tuy nhiên, Cổ
đông, công ty phải có đủ hồ sơ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, thực
hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân cho hoạt động chuyển nhượng cổ phần và nộp
thuế 0,1% cho tổng giá trị chuyển nhượng cổ phần (kể cả khi chuyển nhượng cổ phần
giá trị thấp hơn hoặc công ty kinh doanh không có lãi).
Công
ty thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại đâu?
Khi
có sự thay đổi những nội dung ở trên: Công ty bắt buộc phải thực hiện thủ tục
thay đổi đăng ký kinh doanh tại: phòng đăng ký kinh doanh? Sở kế hoạch và đầu
tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trường
hợp công ty thay đổi đăng ký kinh doanh của chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa
điểm kinh doanh của công ty thì thực hiện tại : phòng đăng ký kinh doanh/ sở kế
hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
của chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh.
Một
số lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:
Khi
thay đổi tên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?
Tên
doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thương hiệu của doanh nghiệp. Trước khi thay
đổi tên, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ những vấn đề thay đổi đi kèm như thay đổi
con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, chữ ký số; thông báo đến ngân
hàng, bảo hiểm, thông báo đến đối tác, thay đổi các giấy phép con của công ty
(nếu có), thay đổi thông tin đăng ký nhãn hiệu, thay đổi biển công ty… Ngay khi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tên công ty mới, doanh nghiệp
cần làm các thủ tục để thay đổi các nội dung nêu trên.
Khi
thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần lưu ý gì?
Việc
thay đổi địa chỉ trụ sở chính để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay
do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp cần
biết hiểu địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến có được phép đặt làm trụ sở
công ty không, tìm hiểu các thủ tục về thuế, giấy phép con liên quan đến trụ sở
chính…
Nếu
doanh nghiệp muốn chuyển trụ sở chính khác quận thì phải thực hiện thủ tục xác
nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế hiện tại. Sau khi có kết quả xác nhận nghĩa
vụ thuế của chi Cục thuế cũ, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện thủ tục tại cơ quan
đăng ký kinh doanh.
Khi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thông tin địa chỉ mới, doanh
nghiệp thông báo về sự thay đổi với các cơ quan, đối tác liên quan để ghi nhận
địa chỉ mới nhằm thống nhất sử dụng địa chỉ trong chứng từ giao dịch, đặc biệt
là hóa đơn chứng từ thuế, sao kê ngân hàng, các giấy phép con (nếu có)…
Khi
thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
cần lưu ý gì?
Thay
đổi ngành nghề kinh doanh là việc mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi nghề kinh doanh đã đăng ký bắt buộc
phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh
của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bởi vậy, doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh
doanh nào không bị cấm, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện hoặc
ngành nghề nào là ngành kinh doanh không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng
ký thay đổi theo đúng pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Trước khi
đi vào hoạt động, doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh hoặc cấp
giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Khi
thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Theo
Luật Doanh nghiệp 2014 các doanh nghiệp được giảm vốn khi đáp ứng điều kiện và
chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm đang sở hữu. Ngoài ra, các doanh nghiệp được
phép tăng vốn theo nhu cầu và phải thông báo thay đổi Đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày góp vốn.
Khi
tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần dựa vào cả yếu tố ngành nghề kinh
doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối
với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Ngoài ra, khi
tăng vốn điều lệ doanh nghiệp lưu ý thủ tục góp vốn bằng chuyển khoản nếu thành
viên, cổ đông công ty là pháp nhân, đối với cá nhân nếu có thể thực hiện góp vốn
qua tài khoản càng tốt nhưng không bắt buộc.
Đặc
biệt lưu ý tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu vốn góp, lệ phí môn bài.
Trong trường hợp việc tăng mức vốn điều lệ làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài của
doanh nghiệp thì năm kế tiếp doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp
thuế môn bài theo mức vốn mới.
Mức lệ phí môn bài áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp cả Việt Nam và có vốn nước
ngoài như sau:
Mức lệ phí môn bài thấp nhất là 2.000.000 đồng/năm áp dụng nếu doanh nghiệp đăng ký mức
vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống. Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng
trở lên thì lệ phí môn bài là 3.000.0000 đồng/năm.
Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nam Phương