Các nhà đầu
tư luôn trăn trở để có được lợi nhuận cao và đạt hiệu quả nhất thì nên đầu tư
vào đâu, đầu tư như thế nào. Hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn về hình thức đầu
tư nhưng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là hợp đồng BCC thường
được các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư
của mình. Vậy đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định cụ
thể như thế nào? Sau đây, Công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin
được chia sẻ quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC tới quý khách hàng:
I. Căn cứ
pháp lý
Luật đầu tư 2020
Bộ Luật dân sự 2015
II. Nội
dung tư vấn
1. Hợp đồng
hợp tác kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu
tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định
của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa
các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm
mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy có thể hiểu, bản chất pháp lý của hợp
đồng hợp tác kinh doanh là quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng,
các nhà đầu tư chung vốn kinh doanh nhưng không thành lập bất kỳ tổ chức kinh tế
mới nào, mọi quyền về nghĩa vụ cũng như lợi ích của các bên được thực hiện
thông qua thỏa thuận của các bên, các chủ thế tham gia quan hệ đầu tư chỉ ràng
buộc nhau bởi hợp đồng hợp tác kinh doanh dạng BCC (Business Cooperation
Contract) mà không có sự ràng buộc nhau về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu
tư chung vốn thành lập doang nghiệp.
Khi thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BCC, do
không thành lập tổ chức kinh tế nên nhà đầu tư nước ngoài muốn điều hành trực
tiếp dự án thì được phép thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam.
2. Chủ thể hợp hợp đồng BCC
Chủ thể của hợp đồng BCC là các nhà đầu tư
bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các nhà đầu tư lần lượt được
quy định tại các khoản 18, khoản 19, khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020:
“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá
nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá
nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
20. Nhà đầu tư trong nước là cá
nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là
thành viên hoặc cổ đông.”
Như vây, điểm khác biệt so với các
quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này trước đây ở chỗ: Mọi tổ chức, cá
nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đẩu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước
hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng
BCC.
3. Hình thức của hợp đồng BCC
Dự án đầu tư bằng hợp đồng BCC phải làm thủ
tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư thì hợp đồng BCC phải lập bằng văn bản.
Đối với hình thức đầu tư trực tiếp thì các nhà đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra
đầu tư.
Hợp đồng BCC không phải làm thủ tục
đăng ký đầu tư thì có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ
thể.
4. Nội dung
hợp đồng BCC
Theo quy định tại khoản 1 Điều
28 Luật đầu tư 2020, hợp đồng BCC bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
“a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền
của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án
đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư
kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”
Bên cạnh đó, khoản 2,
khoản 3 Điều 28 Luật đầu tư 2020 tham gia hợp đồng
được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành
lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung
khác không trái với quy định của pháp luật.”
Như vậy, xét về tổng thể,
nội dung hợp đồng BCC là những thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các thỏa
thuận cùng góp vốn kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro.
5. Vai trò
của hợp đồng BCC
- Không phải thành lập pháp nhân
mới, các bên không phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nên nhanh chóng
tiến hành đặc biệt với dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Giúp các nhà đầu tư khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu hế các
lợi thế trong kinh doanh.
-
Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt
động.
6. Ưu điểm
của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
-
Các bên tham gia không phải thành lập pháp nhân.
- Nhà đầu tư và đối tác có thể
thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà
đầu tư độc lập. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau,
tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng,
không ràng buộc.
-
Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu
điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-
Nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho việc thành lập một
pháp nhân mới.
-
Các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn
nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự am hiểu về thị trường thông qua các
đối tác trong nước thì đầu tư theo hợp đồng BCC cũng là một sự lựa chọn tối ưu.
7. Hạn chế
của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
- Việc thực hiện hợp đồng, giao
dịch bên lề nhằm phục vụ cho hợp đồng BCC có thể gây phân vân cho bên thứ ba
khi không tồn tại một đại diện – công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư. Pháp
luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác
khi giao kết hợp đồng với bên thứ ba.
-
Các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận việc lựa chọn con dấu của một trong hai bên để
phục vụ cho việc kí kết các hợp đồng với bên thứ ba. Một khi rủi ro xảy ra, các
bên bất đồng quan điểm trong việc sử dụng con dấu để ký kết hợp đồng, thì dự án
đầu tư đó sẽ phải dừng lại và chờ đợi giải quyết.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp
nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật
TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Bích Hồng
Địa chỉ liên hệ: Văn
phòng 2742, VP6 Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Bạn có thể tham khảo: