Thủ
tục, trình tự đấu thầu và quyền, lợi ích sau khi trúng thầu là thắc mắc của rất
nhiều nhà đầu tư, thực hiện dự án? Vậy sau khi trúng thầu thì pháp nhân có quyền
chuyển nhượng dự án cho pháp nhân khác thực hiện dự án không?
Về
vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn
như sau:
Thứ
nhất, về vấn đề thực hiện gói thầu, theo Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu
2013 quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau:
“8.
Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a)
Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá
trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công
việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;
b)
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc
trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của
nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.”
Như
vậy, pháp luật nghiêm cấm trường hợp nhà thầu chuyển nhượng phần công việc của
mình cho nhà thầu khác sau khi trúng thầu. Nhà thầu liên danh tham gia dự thầu
với tư cách là một nhà thầu chính trong đó các nhà thầu liên kết với nhau cùng
thực hiện thầu với tư cách là nhà thầu liên danh chứ không phải là các nhà thầu
độc lập, trường hợp này các thành viên liên danh có thể hỗ trợ cho nhau thực hiện
một số công việc sau khi đã trúng thầu. Việc hỗ trợ này không được làm thay đổi
nội dung các nhà thầu liên danh đã ký kết với chủ đầu.
Thứ
hai, về vấn đề thành lập doanh nghiệp mới. Theo quy định tại Khoản 35, Điều 4
Luật Đấu thầu quy định: “Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu,
đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu
chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.”
Như
vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là nhà thầu
chính và tham gia với tư cách của mình. Nếu thành lập doanh nghiệp mới thì việc
thực hiện gói thầu không phải dùng tư cách đã dự thầu nên không đảm bảo năng lực
hoạt động cam kết ban đầu. Chính vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp mới để triển
khai dự án là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ
ba, về vấn đề xuất hóa đơn. Điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng
dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về lập hóa đơn như sau:
“a)
Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch
vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.”
Do
đó theo nguyên tắc lập hóa đơn thì bên nào cung cấp dịch vụ thì bên đó có trách
nhiệm lập hóa đơn, đồng thời hiện nay pháp luật không có khái niệm về ủy quyền
xuất hóa đơn. Với trường hợp này, các nhà thầu cung ứng dịch vụ với phần nào
thì có trách nhiệm cung cấp hóa đơn tương ứng với phần đó cho chủ đầu tư.
Hy
vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích
hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc
gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư
vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nam Phương