việc
đăng ký bản quyền tác giả của phần mềm là điều người sáng tạo nên làm sau khi tạo
nên một phần mềm máy tính mới. Vậy làm thế nào để đăng ký bản quyền tác giả, hồ
sơ, trình tự, thủ tục bao gồm những gì?
Trong
xu thế tiến tới cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, ngành công nghiệp phần mềm cũng
được các quốc gia chú trọng phát triển và mở rộng. Việc viết, tạo lập và định dạng
phần mềm máy tính được nhiều chủ thể, nhất là những người thuộc lĩnh vực chuyên
ngành IT tham gia, bởi phần mềm máy tính không chỉ cho thấy khả năng sáng tạo,
tiếp cận công nghệ thông tin của người tạo lập mà còn tạo điều kiện cho họ nhận
được nguồn thu nhập cao từ công việc viết, tạo lập phần mềm máy tính. Tuy
nhiên, cũng như các tác phẩm, sản phẩm trí tuệ khác, trên thực tế có không ít
các tranh cấp phát sinh về bản quyền tác giả của phần mềm máy tính. Chính vì vậy,
việc đăng ký bản quyền tác giả của phần mềm là điều người sáng tạo nên làm sau
khi tạo nên một phần mềm máy tính mới. Vậy làm thế nào để đăng ký bản quyền tác
giả, hồ sơ, trình tự, thủ tục bao gồm những gì?
Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn như sau:
Văn
bản pháp luật liên quan:
Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí
tuệ năm 2009
Nghị
định 22/2018/NĐ-CP
Phần
mềm máy tính, hay còn được xác định là chương trình máy tính, theo quy định tại
Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được hiểu là tập hợp một chuỗi các chỉ dẫn
được thể hiện thông qua tập hợp các dãy lệnh, các loại ký tự mã hóa, lược đồ hoặc
các hình dạng khác mà có khả năng làm cho máy tính đọc, hiểu và thực hiện được
một công việc hoặc thu được một kết quả cụ thể nếu chuỗi chỉ dẫn này được gắn
vào một phương tiện mà máy tính đọc được.
Phần
mềm máy tính dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy thì đều được xác định
là một đối tượng được pháp luật bảo hộ về quyền tác giả tại Điều 14 Luật sở hữu
trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009.
Về
nguyên tắc, theo quy định tại Điều 17 nghị định 22/2018/NĐ-CP một phần mềm máy tính (hay chương trình máy tính) khi
được bảo hộ về quyền tác giả thì tác giả hoàn toàn được bảo vệ về các quyền
nhân thân như đặt tên chương trình máy tính, đứng tên trên tác phẩm, công bố sản
phẩm, sao chép và thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 19 và Điều 20
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền
tác giả đối với phần mềm máy tính thì được hưởng quyền đặt tên cho phần mềm máy
tính này, đứng tên trên sản phẩm này và được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
này; còn chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính được thực hiện
quyền công bố, hoặc cho người khác công bố chương trình máy tính này.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục
Bước
1: Chuẩn bị hồ sơ công bố quyền tác giả đối với phần mềm máy tính:
Hồ
sơ đăng ký bản quyền quyền tác giả đối với phần mềm máy tính gồm các giấy tờ
sau:
Tờ
khai đăng ký quyền tác giả
02
Bản sao định hình phần mềm máy tính
Giấy
ủy quyền đới với trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền cho người
khác nộp đơn.
Giấy
tờ chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn là người được thừa hưởng, thừa kế,
chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm.
Văn
bản thỏa thuận thể hiện sự đồng ý của các đồng tác giả của tác phầm phần mềm
máy tính
Văn
bản thỏa thuận thể hiện sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có nhiều người là
chủ sở hữu của quyền tác giả đối với phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả.
Bước
2: Nộp hồ sơ:
Hồ
sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, sau khi đã được chuẩn bị
đầy đủ sẽ được nộp trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả
Bước
3: Nhận kết quả:
Tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm máy tính sẽ nhận được kết quả
đăng ký bản quyền tác giả sau 15 ngày làm việc tính từ thời điểm nộp hồ sơ đăng
ký bản quyền tác giả.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nam Phương