I. cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009
II. Nội dung
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2006, trong suốt thời gian triển khai thi hành Luật thì tình trạng vi phạm
pháp luật và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không hề giảm đi mà vẫn có su hướng
gia tăng, dẫn đến hiện tượng là pháp luật về sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập.
sau đây Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp sẽ phân tích một số
bất cập của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành về quyền tác giả.
Quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả
1. Về quyền tác giả
Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009 quy định: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc
toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học…, đồng thời Nghị định này
không quy định tác giả là pháp nhân, do đó có thể nói rằng tác giả chỉ có thể
là cá nhân.
Pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ cũng không quy định
về thuật ngữ đồng tác giả mà mặc nhiên quan niệm trong trường hợp có từ hai tác
giả trở lên cùng sáng tạo nên một tác phẩm thì họ là các đồng tác giả của tác
phẩm đó. Tuy nhiên việc này chỉ điều chỉnh được mối quan hệ về quyền tài sản đối
với tác phẩm giữa các đồng tác giả đối với các trường hợp sau:
1) Tác phẩm được
coi là đồng sở hữu chung duy nhất;
2) Tác phẩm được
coi là đồng sở hữu chung theo phần, trường hợp này được điều chỉnh bởi Điều 38
của Luật sở hữu trí tuệ các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần
riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của
các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần
riêng biệt đó.
2. Về chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả xuất hiện tại Điều 13 và một số điều khác của
Luật sở hữ trí tuệ. Trong đó, Điều 36 đã quy định Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ
chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại
Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Quy định trên đây là chưa chính xác, bởi lẽ nội
dung của quyền tác giả được quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm
quyền nhân thân và quyền tài sản, vậy về mặt hình thức thì chủ sở hữu quyền tác
giả phải nắm toàn bộ nội dung quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền
tài sản. Nhưng như Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định cho thấy chủ sở
hữu quyền tác giả chỉ nắm quyền tài sản chứ không hề nắm quyền nhân thân.
Mặt khác, người nắm giữ toàn bộ quyền tài sản đối với
tác phẩm thì có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
như được quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Vì vậy, tác
giả đề xuất hoàn thiện vấn đề này theo hướng sau:
1) Sửa đổi chủ
sở hữu quyền tác giả thành chủ sở hữu tác phẩm;
2) Quy định thêm chủ sở hữu tác phẩm có quyền công bố
tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
3. Về đối tượng của quyền liên quan
Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Quyền
liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Như vậy quyền liên quan được hiểu là nó phải liên quan
đến quyền tác giả, hay nói cách khác nó chỉ được phát sinh trên cơ sở đã tồn tại
một hoặc một số những tác phẩm trước đó.
Nhưng Khoản 3 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc
các âm thanh, hình ảnh khác. Như vậy các âm thanh, hình ảnh khác trong quy định
này có thể được hiểu là âm thanh, hình ảnh không liên quan đến quyền tác giả,
ví dụ một người ghi tiếng chim hót, vượn kêu, hình sư tử, chim công nhảy múa
trong rừng hoặc bản ghi hình một lễ hội… ở đây Luật lại không định nghĩa cụ thể
về tác phẩm, trong đó có tác phẩm nghệ thuật, bởi vậy nó được bảo hộ quyền tác
giả chứ không phải được bảo hộ theo quyền liên quan.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng cần bàn thêm khi đưa bản
ghi hình là một đối tượng của quyền liên quan, Luật đã đưa thêm một đối tượng mới
vào phạm vi bảo hộ, mà cho đến nay chưa có một điều ước quốc tế nào quy định.
4. Về quyền nhân thân
Quyền nhân thân có thể được chia thành quyền nhân thân
không thể chuyển giao(quy định tại các Khoản 1, 2, 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí
tuệ 2005 quy định về quyền nhân thân có thể chuyển giao (quy định tại Khoản 3
Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005), quyền nhân thân không thể chuyển giao được.
Bảo về sự toàn vẹn tác phẩm không gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả có thể làm cho khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí
tuệ 2005 được hiểu là nếu một người thực hiện hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm của người khác nhưng lại chứng minh được là hành vi đó không
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả hoặc chứng minh là hành vi đó không
gây cho tác phẩm lên thì không vi phạm
khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
5. Về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian
Khoản 1 Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập
thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát
vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các
tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc
cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất
kỳ hình thức vật chất nào.
Bên cạnh đó còn nhiều bất cập khi quy định về quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, như không thể biết chính
xác ai là người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, chưa có quy định
về mối quan hệ giữa tác giả của tác phẩm phát sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian với người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian….
6. Một số bất cập khác
Khoản 12 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành
vi cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình là xâm phạm quyền
tác giả. Nên đặt quy định này trong một điều khoản khác, bởi lẽ không thể coi
các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm là một bộ phận của tác phẩm, vì nội dung của quyền tác
giả chỉ bao gồm quyền nhân thân (được quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí
tuệ 2005) và quyền tài sản (được quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ
2005).
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Xuân kết