Hot line: 0962.893.900

Quy định góp vốn bằng thương hiệu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ?


Trong quá trình thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt thì phải đảm bảo nguồn vốn điều lệ của công ty. Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam hiện hành cho phép để tạo nên nguồn vốn điều lệ cho doanh nghiệp không nhất thiết phải từ nguồn vốn từ chủ sở hữu hay người đại diện theo pháp luật mà có thể nhận góp vốn từ bên ngoài. Quy định về góp vốn giúp cho doanh nghiệp linh động hơn trong quá trình hoạt động, kinh doanh cũng như tạo điều kiện để những người muốn kinh doanh, thành lập doanh nghiệp nhưng không có nguồn vốn thì có thể huy động các nguồn vốn bên ngoài để đủ điều kiện thành lập. Tuy nhiên không phải bất kỳ tài sản nào cũng có thể góp vốn và không phải bất cứ trường hợp nào doanh nghiệp nào cũng có thể nhận vốn góp bằng tài sản được. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ?



Thứ nhất, khái niệm:
- Khái niệm góp vốn: Theo quy định tại khoản 13 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu rõ về khái niệm này, theo đó góp vốn chính góp một loại tài sản vào vốn điều lệ của một công ty. Góp vốn có thể được thực hiện trong hai giai đoạn bao gồm trong quá trình thành lập doanh nghiệp hoặc sau khi doanh nghiệp đã được thành lập.
- Khái niệm thương hiệu:
Khái niệm thương hiệu được xác định là một thuật ngữ, một tên gọi, một thiết kế, một hình tượng hoặc các dấu hiệu khác để người tiêu dùng phân biệt với một tổ chức hoặc một sản phẩm khác của công ty khác. 
- Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ:
Được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 tại khoản 1 điều 4 tại khoản 2 điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 như sau: quyền sở hữu trí tuệ được dùng khi góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp là quyền của các cá nhân, các tổ chức đối với tài sản là trí tuệ, trong đó bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng..
thành lập doanh nghiệp

Thứ hai, quy định về góp vốn bằng thương hiệu:
Bộ luật Dân sự 2015 xác định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Thương hiệu được xác định là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, không thể cầm nắm hay cố định tại một chỗ. Như vậy thương hiệu vẫn còn có thể được xác định là một trong những tài sản mà các cá nhân, tổ chức có thể góp vốn vào vốn điều lệ của công ty. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn vấn đề góp vốn bằng thương hiệu vào doanh nghiệp, tuy nhiên pháp luật luật doanh nghiệp cũng không cấm việc góp vốn bằng thương hiệu được thực hiện thông qua việc định giá trị của thương hiệu quy thành tiền.
Việc định giá thương hiệu chưa có các căn cứ và quy định cụ thể để xác định giá trị của thương hiệu, tùy các bên đàm phán đưa ra mức giá trị hoặc định giá dựa trên thị trường. Thường việc góp vốn sẽ được thực hiện sau khi đã định giá thương hiệu trên thỏa thuận của hai bên hoặc dựa trên bảng định giá thương hiệu dựa trên thỏa thuận của hai bên hoặc dựa trên bảng định giá của bên thứ là tổ chức, đơn vị, công ty định giá thương hiệu.
- Thủ tục góp vốn bằng thương hiệu:
Khi góp vốn bằng thương hiệu thì doanh nghiệp nào đang sở hữu thương hiệu đã được đăng ký thì thực hiện việc chuyển quyền sở hữu thương hiệu thông qua việc thay đổi chủ sở hữu đối với thương hiệu đó được thực hiện tại cơ quan đăng ký thương hiệu ban đầu.
Sau khi chuyển quyền sở hữu thương hiệu thì thực hiện việc thành lập doanh nghiệp như bình thường hoặc thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Thứ ba, quy định về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ:
Quyền sở hữu trí tuệ đã đăng ký bảo hộ thì sẽ được ghi nhận, như vậy đây được xác định là tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Như vậy điều kiện tiên quyết của việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đó đã được đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được pháp luật ghi nhận thông qua bằng, chứng từ và chỉ có chủ sở hữu đứng tên trên văn bằng đó mới thực hiện việc góp vốn. Góp vốn ở đây được hiểu là góp giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và được thực hiện thông qua việc chuyển chủ sở hữu đứng tên trên văn bằng chứng nhận và ghi nhận quyền sở hữu này trong danh sách tài sản vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Mặc dù sản phẩm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp hay các quyền sở hữu trí tuệ khác Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định người phát minh, sáng chế không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ nhưng nếu muốn để thực hiện được thủ tục góp vốn thì tác giả, người phát minh hoặc sáng chế phải tiến hành đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo điều kiện theo quy định của luật.
- Thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ:
Tương tự như thủ tục góp vốn bằng thương hiệu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng được thực hiện sau khi đã đăng ký quyền sở hữu.
+ Định giá quyền sở hữu trí tuệ: bên góp vốn và bên nhận góp vốn đàm phán định giá quyền sở hữu trí tuệ hoặc thuê cơ quan, đơn vị chuyên môn định giá tài sản;
+ Tiến hành cấp giấy chứng nhận vốn góp, cổ phần và tiến hành chuyển quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Thực hiện việc xác nhận hoặc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn.

Thứ tư, hồ sơ góp vốn bằng thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ:
Chủ thể góp vốn bằng thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai đối tượng là cá nhân, tổ chức không kinh doanh và cá nhân, tổ chức có kinh doanh:
- Hồ sơ góp vốn của cá nhân, tổ chức không kinh doanh bao gồm:
+ chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với thương hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ;
+ Biên bản góp vốn hoặc biên bản giao nhận tài sản nếu công ty nhận góp vô s là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
+ văn bản định giá tài sản hoặc văn bản thỏa thuận của hai bên.
- Hồ sơ góp vốn của cá nhân, tổ chức có kinh doanh bao gồm:
+ chứng từ định giá tài sản của đơn vị định giá chuyên nghiệp hoặc văn bản thỏa thuận, biên bản định giá tài sản của bên góp vốn và bên nhận góp vốn;
+ Biên bản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ hoặc thương hiệu;
+ Các chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản;
+ Hợp đồng liên kết, liên doanh của hai bên.
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG  NGHIỆP

Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com

Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)

Phương Nam

Có thể bạn quan tâm:






Quy định mới nhất về việc ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai? (11:47 | 14/06/2019)
Hướng dẫn cách đặt tên công ty bằng Tiếng Anh - tra tên bằng Tiếng Anh (10:55 | 13/06/2019)
Thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2019? (04:52 | 12/06/2019)
Quy định về treo biển hiệu, biển quảng cáo của doanh nghiệp? (06:04 | 10/06/2019)
Kinh doanh nhỏ lẻ có cần thiết phải đăng ký kinh doanh và khai báo thuế không? (10:58 | 08/06/2019)
Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh năm 2019? (01:32 | 07/06/2019)
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty thì cần phải thực hiện những thủ tục gì? (11:18 | 06/06/2019)
Quy định về sổ cổ động trong công ty cổ phần ? (07:02 | 05/06/2019)
Có được chuyển nhượng chi nhánh của công ty cho người khác? (10:28 | 04/06/2019)
Điều kiện và hồ sơ thành lập phòng khám tư nhân năm 2019? (05:54 | 03/06/2019)

Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí