Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp năm xin được tư vấn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý :
- Luật khám bệnh, chữa bệnh
2009;
- Thông tư
41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với
người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Thông
tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ
gia đình.
2/
Điều kiện và hồ sơ, thủ tục mở phòng khám đa khoa
Thứ
nhất, mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc có phổ biến không.
Hiện
nay, diễn biến tình hình bệnh tật ngày càng phức tạp, nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người dân ngày càng cao. Ở nhiều phường, xã đang hình thành các phòng khám,
nhà thuốc tư nhân tự phát. Mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc ở các
tỉnh đều đã có tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng khắp. Vì vậy, phòng
khám đa khoa có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
GPP, hiện là loại phòng khám "có điều kiện” cần được khuyến khích phát triển.
Mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc sẽ rất thuận tiện, góp phần quan
trọng thu hút người dân có bệnh và chưa có bệnh đến chăm sóc sức khỏe, mua thuốc
phòng bệnh và chữa bệnh, trực tiếp giảm tải cho các bệnh viện lớn. Thực tế cho
thấy, một số phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc đã thu hút được một lượng
khách bao gồm cả khách hàng nước ngoài từ các bệnh viện là tín hiệu khả quan
cho việc giảm tải. Có thể thấy, mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc
là một nhu cầu cấp thiết và phù hợp đối với việc chăm sóc sức khỏe của người
dân trên cả nước.
Thứ
hai, về điều kiện cũng như thủ tục, chi phí mở phòng khám đa khoa.
Tại
Điều 24 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với
người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
quy định như sau:
Điều
24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
1. Quy mô phòng khám đa
khoa:
Phòng khám đa khoa phải
đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 02 trong 04
chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
b) Phòng cấp cứu;
c) Buồng tiểu phẫu;
d) Phòng lưu người bệnh;
đ) Cận lâm sàng: Có hai bộ
phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;
2. Cơ sở vật chất:
a) Có nơi tiếp đón, phòng
cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các
phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện
tích như sau:
- Phòng cấp cứu có diện
tích ít nhất 12m2;
- Phòng lưu người bệnh có
diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường
lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;
- Các phòng khám chuyên
khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2. Riêng đối với phòng khám đa
khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định
số 1327/2002/QĐ - BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Y tế;
b) Bảo đảm các điều kiện
về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước
và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
3. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y
tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.
4. Tổ chức nhân sự:
a) Số lượng bác sỹ làm việc
toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của
phòng khám đa khoa;
b) Người chịu trách nhiệm
chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ
hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa
đăng ký;
- Có thời gian khám bệnh,
chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm
chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người làm việc toàn
thời gian tại phòng khám đa khoa;
c) Ngoài người chịu trách
nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc
trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có
chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm
vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động
chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
5. Phạm vi hoạt động
chuyên môn:
Hành nghề theo phạm vi hoạt
động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Việc phê duyệt phải căn cứ
vào quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn tại các Điều 25, 26, 28, 29, 30,
32, 33 và 34 Thông tư này.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo khoản
1 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định cụ thể:
1.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy
phép hoạt động;
b) Bản sao quyết định
thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao chứng chỉ hành
nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận
chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên
môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của
từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
d) Bản kê khai cơ sở vật
chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
đ) Tài liệu chứng minh cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
e) Đối với bệnh viện,
ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải có
Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.
Về thủ tục, căn cứ khoản
1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:
1. Thủ tục cấp, cấp lại,
điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định
như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp
lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 46 của Luật này được nộp
cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế;
b) Trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc
điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
c) Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp lại giấy phép hoạt động; nếu không cấp lại giấy phép
hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tục
thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tục thẩm định
để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc
thẩm quyền quản lý.
Về chi phí để đầu tư một
phòng khám đa khoa đơn giản cần từ 1-3 tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô mà nhà đầu
tư mong muốn. Các khoản chi phí để mua sắm trang thiết bị, vật tư dựa vào nhu cầu
của bệnh nhân, khả năng chuyên môn của nhân lực, tiềm lực tài chính và các yếu
tố khác.
Thứ ba, về mô hình bác sĩ
gia đình, căn cứ Điều 3, 15, 16 Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về
bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình có quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Hình thức tổ chức
phòng khám bác sĩ gia đình
Phòng khám bác sĩ gia
đình được tổ chức theo một trong các hình thức sau:
1. Phòng khám bác sĩ gia
đình tư nhân, bao gồm:
a) Phòng khám bác sĩ gia
đình tư nhân độc lập;
b) Phòng khám bác sĩ gia
đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân.
2. Phòng khám bác sĩ gia
đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa nhà nước.
3. Trạm y tế xã có lồng
ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình.
Điều 15. Điều kiện hoạt động
đối với phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân
hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa
1. Phòng khám bác sĩ gia
đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa
phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
2. Phòng khám đa khoa tư
nhân hoặc bệnh viện đa khoa có tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình thì phải thực
hiện các thủ tục sau:
a) Đối với phòng khám đa
khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa thành lập mới có tổ chức phòng
khám bác sĩ gia đình thì khi cấp giấy phép hoạt động phải thẩm định và bảo đảm
đủ điều kiện hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình quy định tại Điều 14
của Thông tư này;
b) Đối với phòng khám đa
khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động
có bổ sung phòng khám bác sĩ gia đình thì phải có quyết định thành lập phòng
khám của cấp có thẩm quyền và có văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đã cấp giấy phép hoạt động thẩm định và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn
trong giấy phép hoạt động.
Điều 16. Thẩm quyền, hồ
sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình độc lập
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục
cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình độc lập do cá nhân bác sĩ
gia đình thành lập và đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề
và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Phương Nam
Có thể bạn quan tâm: