“ Chống
dịch như chống giặc” câu nói mang tính quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc đã thể hiện được quyết tâm của Đảng, Nhà nước cùng với nhân dân Việt Nam
trong công cuộc chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus
Corona (nCoV hay COVID-19).
Hiện
nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ
số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng. Vì vậy, việc xác định
rõ trách nhiệm của nhà nước và bổn phận của công dân trong việc phòng, chống đại
dịch này là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch hiệu quả. Để làm
rõ được vấn đề này, bài viết tập trung làm rõ các nội dung sau: Quy định về
phòng chống dịch bệnh nCoV; Mô hình quản trị nhà nước tốt trong công tác phòng,
chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam; Các mức xử phạt vi phạm hành chính trong
phòng chống dịch COVID-19; Một số giải pháp thúc đẩy trách nhiệm của Nhà nước,
bổn phận của công dân trong phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam.
1. Quy định về phòng chống dịch COVID-19
và các mức xử phạt vi phạm hành chính:
1.1. Cơ sở pháp lý :
- Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT bổ
sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra vào danh mục
các bệnh truyền nhiễm nhóm A - là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy
định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
-
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
-
Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP);
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ;
-
Nghị định 117/2020/NĐ-CP ;
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP;
-
Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/2020/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn do đại dịch COVID-19 ( được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 154/2020/NQ-CP
về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19)
-
Bộ luật Hình sự 2015;
1.2. Pháp luật hiện nay về vi phạm liên
quan phòng chống COVID-19 và mức phạt
v Hành
vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức).
-
Quy định: tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh
tra Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục,
Giao thông vận tải.
v Hành
vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19:
- Hành
vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch
hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế
cung cấp:
+
Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên
phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong
03 ngày theo quy định của pháp luật".
+
Quy định: tại Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
+
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Thông tin và Truyền
thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải.
-
Hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân
liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19:
+
Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả "Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc
thông tin vi phạm pháp luật".
+
Quy định: tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
+
Thẩm quyền xử phạt: Giám đốc Công an tỉnh; Chánh thanh tra/Trưởng đoàn thanh
tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông.
*Xử
lý hình sự: Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo,
thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có
thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.
v Hành
vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả
năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Cánh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
-
Quy định: tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Thanh tra viên Y tế, Giáo dục, Giao
thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Tài
nguyên và môi trường.
v Hành
vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong
quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
-
Quy định: tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh Thanh tra Y tế; Trưởng Công an
cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.
v Hành
vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản
thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-
Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Công
an tỉnh.
*Xử
lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị
xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
v Hành
vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách
ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng
chế cách ly y tế".
-
Quy định: tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc
Công an tỉnh.
*Xử
lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị
xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
v Hành
vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không
cần thiết:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
-
Quy định: tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Trưởng Công
an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh.
Hành
vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở
dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
-
Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đổc
Công an tỉnh.
v Hành
vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc
tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch
bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
-
Quy định: tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc
Công an tỉnh.
*Xử
lý hình sự: Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch
vụ (như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập
gym/yoga/game, rạp chiếu phim...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết
định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây
thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh
sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
v Hành
vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố
tình trạng khấn cấp dịch bệnh Covid-19:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).
-
Quy định: tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
-
Thâm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh.
v Hành
vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết
giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều
lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt
trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền
đối với cá nhân).
-
Quy định: tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP).
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Chánh thanh tra Sở Tài chính.
v Hành
vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ốn giá, hàng
hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả "Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm
yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách
nhà nước".
-
Quy định: tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
-
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Tài chính.
v Hành
vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt
Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép:
-
Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức). Người nước ngoài có hành
vi VPHC, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục
xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Quy định: tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
-
Thâm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Quản lỷ xuất nhập cảnh
(phạt tiền và quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất - nếu có).
*Xử
lý hình sự: Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại
Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự 2015.
v Hành
vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
-
Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh
Covid-19:
+
Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức).
+
Quy định: tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
+
Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng công an cấp huyện, Trưởng
phòng thuộc công an tỉnh; Chánh thanh tra các Sở có liên quan; Đội trưởng Đội
Quản lý thị trường đang thi hành công vụ.
-
Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc
gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành
công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự:
+
Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đổi với tổ chức).
+
Quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
+
Thẩm quyền xứ phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Trưởng công an cấp huyện, Trưởng
phòng thuộc công an tỉnh; Chánh thanh tra các Sở có liên quan; Đội trưởng Đội
Quản lý thị trường đang thi hành công vụ.
*Xử
lý hình sự: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở
người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý
theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
2. Mô hình quản trị nhà nước tốt
trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Trong
việc chống đại dịch COVID-19 vừa qua, nước ta đã chứng minh được với thế giới về
tính ưu việt của chế độ XHCN, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và khả
năng quản trị tốt của nhà nước ta. Thành công đó xuất phát từ đường lối, chủ
trương, chính sách và khả năng ứng phó thách thức của Đảng, Nhà nước ta, cùng
những đặc điểm riêng có về truyền thống đoàn kết sức mạnh dân tộc đã giúp Việt
Nam vượt qua Đại dịch toàn cầu. Đây chính những yếu tố mang tính then chốt để
nước ta chiến thắng đại dịch COVID-19.
Dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, căn cứ thực tiễn của đất nước, Chính phủ đã vận
dụng nhuần nhuyễn mô hình quản trị nhà nước tốt trong công tác phòng, chống đại
dịch COVID-19, thể hiện ở các tiêu chí sau:
-
Huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống đại
dịch COVID-19:
-
Tạo khuôn khổ hành lang pháp lý và thể
chế đối phó với dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh bảo vệ quyền con người.
-
Mọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 và hoạt động phòng, chống dịch của
Chính phủ được công bố, cập nhật đầy đủ, nhanh chóng, dễ hiểu đối với mọi người
dân.
-
Ban hành nhiều quyết sách nhanh chóng, kịp thời và quyết liệt, hiệu quả và tạo
sự công bằng trong xã hội. Và ạo sự đồng thuận cao trong xã hội: được hiểu là sự
ủng hộ, đồng lòng của toàn thể xã hội đối với các hành động của Chính phủ. Đó
là sự đồng thuận trong nội bộ các cơ quan, ban ngành; sự ủng hộ của Nhân dân đối
với các hành động của Chính phủ. Ví dụ: trong đó có những biện pháp nghiêm khắc
như giãn cách xã hội, cách ly khu vực... Đồng thời, sự ủng hộ, niềm tin của
Nhân dân còn thể hiện rõ nét qua việc quyên góp tiền, hiện vật để chung tay
cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh.
-
Trách nhiệm giải trình: Trong ứng phó với dịch COVID-19, trách nhiệm giải trình
được thể hiện qua trách nhiệm trong nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội của
Nhà nước.
3. Một số giải pháp thúc đẩy trách
nhiệm của Nhà nước, bổn phận của công dân trong phòng, chống đại dịch COVID-19 ở
Việt Nam:
-
Tiếp tục phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các
cơ quan, tổ chức nhà nước, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở, đề cao
trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.
Cần xây dựng cơ chế ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo từng cấp độ để xác định
rõ vai trò của từng lực lượng, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư… khi có
thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trên cơ sở đó, xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức thuộc cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, công ty ngoài cơ quan
nhà nước, cộng đồng dân cư…
-
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về chế tài xử lý đối với các hành vi vi
phạm pháp luật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói riêng và trước các vấn
đề cấp bách của xã hội nói chung để tạo sự đồng bộ, chặt chẽ và đủ răn đe để tạo
cơ sở pháp lý nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội
trước các vấn đề cấp bách của quốc gia.
- Thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các tình huống
dịch bệnh có thể xảy ra trong các cơ quan, đơn vị nhà nước và cho mọi tầng lớp
Nhân dân để chủ động ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thiếu
trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm các quy định về phòng chống dịch. Cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện. Kiên
quyết xử lý các trường hợp vi phạm xảy ra.
- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức mới, đa dạng có ứng dụng công nghệ
thông tin để nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật phòng, chống dịch bệnh
cũng như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!