Căn
cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 47/2021/NĐ – CP quy định chi tiết
một số điều của luật doanh nghiệp
- Nghị định 93/2019/NĐ – CP về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Thông tư 01/2021/TT – BKHĐT hướng dẫn về
đăng ký doanh nghiệp
Trước
hết, để trả lời trường hợp của bạn, chúng ta cùng tìm hiểu một số định nghĩa
như sau:
Khoản 3 Điều 4 Nghị định
93/2019/NĐ – CP quy định : “Quỹ từ thiện:
Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do
thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó
khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.”
Doanh nghiệp xã hội là
doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật
Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
“
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b)
Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c)
Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu
tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.”
Quỹ
từ thiện có được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội không?
Điều 5 Nghị định
47/2021/NĐ – CP quy định:
“
1. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản,
quyền và nghĩa vụ để chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội sau khi có văn bản chấp
thuận của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội,
quỹ từ thiện.
2.
Doanh nghiệp xã hội sau khi chuyển đổi theo khoản 1 Điều này kế thừa toàn bộ
các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế,
hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ
từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể
từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện thành doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, quỹ từ thiện của
bạn được phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội sau khi có văn bản chấp thuận
của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện.
Doanh nghiệp xã hội sau
khi chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm
về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của quỹ
từ thiện.
Hồ
sơ chuyển đổi quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội?
Tại
Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ – CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với
công ty cổ phần như sau:
“1.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2.
Điều lệ công ty.
3.
Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối
với công ty cổ phần.
4.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
a)
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp;
b)
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ
đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với
thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy
tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ
đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền.
Đối
với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ
chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c)
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập
hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Khoản 7 Điều 28 Nghị định
01/2021/NĐ – CP quy định:
“
7. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội trên cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bảo
trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi
doanh nghiệp xã hội dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm
các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm
c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a)
Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ
quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội,
quỹ từ thiện;
b)
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành
lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
c)
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
d)
Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư. [...]”
Như vậy từ căn cứ trên, trong
trường hợp của bạn quỹ từ thiện chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội theo loại
hình công ty cổ phần cần chuẩn bị hồ sơ :
1. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy
đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( theo mẫu Phụ lục I – 4 ban hành kèm theo thông
tư 01/2021/TT – BKHĐT;
- Điều
lệ công ty
- Danh
sách cổ đông sáng lập (theo mẫu Phụ lục I – 7 ban hành kèm theo thông tư
01/2021/TT – BKHĐT)
- Giấy
tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
2. Kèm theo các giấy tờ
- Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh
nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập
quỹ từ thiện;
- Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ
quỹ của quỹ từ thiện;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy
quyền (nếu có)
Hy vọng
rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để
giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự
việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc
tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Địa chỉ
PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội.
Bạn cũng
có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!