Hot line: 0962.893.900

Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Ngày nay, các nhà hàng mọc lên như nấm với mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và thực hiện hoạt động kinh doanh. Mọi cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật? 

I.Căn cứ pháp lý

Luật an toàn thực phẩm 2010

II.Nội dung tư vấn

1. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được hiểu như thế nào?

Đây được coi như là một loại giấy chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không. Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm được nộp tại cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

-Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

-Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

-Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

-Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

-Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

-Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

-Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

-Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

3. Tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và thông báo kết quả

Sau khi hồ sơ đã được nộp đầy đủ lên cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ được tiến hành kiểm tra. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở hộ kinh doanh. Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn đã được để ra thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh đó, còn nếu không thì phải được trả lời rõ bằng văn bản.

4. Cấp giấy chứng nhận

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị thu hồi giấy phép an toàn thực phẩm đã được cấp trước đó.

 


1. Tu van doanh nghiep.jpg

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com

Hương Trinh


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí