Thứ
nhất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Cơ sở muốn kinh doanh thực
phẩm chức năng có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật
doanh nghiệp, hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể để được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 1
Điều 28 Luật
doanh nghiệp, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi
đảm bảo đủ điều kiện:
a) Ngành,
nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên
của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật
doanh nghiệp;
c) Có
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp
đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Thứ
hai, Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ sở sản xuất kinh doanh
thực phẩm nói chúng và thực phẩm chức năng nói riêng phải có giấy chứng nhận cơ
sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm khi hoạt động.
Để được cấp giấy chứng nhận
cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm cần những điều kiện sau:
a) Có
đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất,
kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật
an toàn thực phẩm;
b) Có
đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Hồ
sơ, trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm
Hồ sơ, trình tự, thủ tục
xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại
Điều 36 Luật
an toàn thực phẩm được quy định như sau:
1.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản
sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản
thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy
xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về
an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở
và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng
Bộ quản lý ngành.
2.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Điều 35 của Luật
an toàn thực phẩm;
b) Trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
Thứ
ba, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Bên cạnh giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, và Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở
kinh doanh cần phải có thêm giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực
phẩm.
Để đăng ký xác nhận
giấy công bố chất lượng thực phẩm cho các sản phẩm của mình, trước
tiên cơ sở cần đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn thực phẩm của sản
phẩm đó theo các tiêu chí đã được Bộ y tế quy định. Để có kết quả
chính xác nhất thì chúng ta cần đem mẫu sản phẩm thực phẩm đi kiểm
định tại các phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn.
Đồng thời cơ sở kinh
doanh cần chuẩn bị 01 hồ sơ để gửi lên Cục an toàn thực phẩm, Chi cục an
toàn vệ sinh thực phẩm để thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ
và quyết định cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Hồ
sơ xin cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho thực phẩm
nhập khẩu bao gồm:
1. Bản
công bố hợp quy
2. Giấy
chứng nhận xuất khẩu hoặc hoặc giấy chứng nhận y tế của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nước xuất khẩu sản phẩm có nội dung đảm bảo an
toàn cho người sử dụng hoặc được
bán tự do tại thị trường xuất khẩu.
3. Thông
tin chi tiết về loại thực phẩm nhập khẩu
4. Kết
quả kiểm nghiệm an toàn chất lượng thực phẩm có hiệu lực trong vòng
12 tháng kế từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ công bố. Sản
phẩm được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc
phòng kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm của nước
sở tại có cơ sở sản xuất thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam thừa nhận.
5. Kế
hoạch kiểm soát chất lượng sản
phẩm và giám sát theo định kỳ
6. Chứng
chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc
ISO 22000
7. Nhãn
sản phẩm lưu hành tại nước sản xuất hoặc nhãn phụ sản phẩm bằng
tiếng Việt
8. Mẫu
sản phẩm
9. Giấy
đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức
nhập khẩu sản phẩm thực phẩm
10. GIấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Hồ
sơ xin cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho thực phẩm
sản xuất trong nước bao gồm:
1. Giấy
đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
2. Giấy
chứng nhận cơ sở xin giấy công bố đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm
3. Chứng
chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
4. Bản
công bố hợp quy (còn gọi là bản công bố phù hợp quy định an toàn
thực phẩm) theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/ND-CP
5. Phiếu
kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cần xin giấy xác nhận công bố. Thời
hạn kiểm định không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kiểm định
6. Thông
tin chi tiết về sản phẩm
7. Kế
hoạch kiểm soát chất lượng của sản phẩm thực phẩm
8. Mẫu
sản phẩm.
Trên đây là bài của Công
ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp về “Những vấn đề pháp lý cần thiết
khi kinh doanh thực phẩm chức năng”.
Mọi thông tin thắc mắc liên hệ:
Công ty TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
nghiệp
Địa chỉ: 38 LK9 Tổng cục V, Tân Triều,
Thanh Trì, Hà Nội
VPGD: VP 6 Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0962893900
Phản ánh dịch vụ: 19006248 (Luật sư Đinh
Nguyên)