Hot line: 0962.893.900

Thanh lý tài sản cố định khi tài sản đó bị hỏng hóc, không còn phù hợp công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

   Mỗi doanh nghiệp đều có một lỗi lo đó là vấn đề những tài sản cố định được sử dụng qua nhiều năm nay đã hỏng, không còn phù hợp công nghệ thì giải quyết như nào ? Để hỗ trợ các doanh nghiệp thì các quy định pháp luật về thanh lý tài sản cố định đã ra đời. Bài viết sau sẽ phân tích kỹ về cơ sở pháp lý, quy trình thanh lý tài sản cố định để doanh nghiệp nắm rõ và có hướng giải quyết.

1.     Cơ sở pháp lý

·        Luật kế toán 2015;

·        Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;

·        Thông tư 133/2-16/TT-BTC quy định hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;

·        Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

·        Thông tư 28/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC và 147/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

cach-xac-dinh-thoi-gian-khau-hao-tai-san_0406085138.png

2.     Tài sản cố định

     Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì: “Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

      Các tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: “Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.”

thu-tuc-thanh-ly-tai-san-co-dinh-theo-quy-dinh-cua-bo-tai-chinh.png

3.     Thanh lý tài sản cố định

     Thanh lý tài sản cố định là việc những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn

4.     Quy định thanh lý tài sản cố định

v Theo khoản 1 điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

      Đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.
Các tài sản cố định chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính tài sản cố định đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.

    Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của các tài sản cố định chưa thu hồi, hoặc giá trị các tài sản cố định bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý các tài sản cố định và kế toán vào chi phí khác.

v Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

    Thanh lý tài sản cố định được chia ra làm 2 trường hợp dưới đây. Bao gồm:

-       Tài sản cố định đã khấu hao hết: Đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết, tức là đã thu hồi đủ vốn, nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, trích khấu hao không được phép tiếp tục thực hiện. Các tài sản cố định chưa tính đủ khấu hao, tức là chưa thu hồi đủ vốn mà đã hư hỏng, cần phải xác định nguyên nhân. Sau đó mới thanh lý. Các doanh nghiệp cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường. Phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa thu hồi, không được bồi thường, phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính tài sản cố định đó. Số tiền bồi thường đối với mỗi tài sản cố định do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa thu hồi (hoặc giá trị tài sản cố định bị mất) thì khoản chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và hạch toán vào chi phí khác.

-       Tài sản cố định chưa khấu hao hết: Trong trường hợp thanh lý tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thì doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức việc thực hiện thanh lý theo đúng trình tự, thủ tục và lập biên bản thanh lý tài sản cố định theo đúng quy định.

      Khi có tài sản cố định thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” theo mẫu quy định.

5.     Các hồ sơ cần thiết khi tiến hành thanh lý tài sản cố định

-       Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.

-       Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản cố định.

-       Quyết định Thanh lý tài sản cố định.

-       Biên bản kiêm kê tài sản cố định.

-       Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

-       Biên bản thanh lý tài sản cố định.

-       Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý.

-       Hóa đơn bán tài sản cố định.

-       Biên bản giao nhận tài sản cố định.

-       Biên bản hủy tài sản cố định.

-       Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định.

Khi thanh lý tài sản cố định thì phải xuất hóa đơn.

6.     Thủ tục tiến hành

Bước 1: Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp
Hội đồng thanh lý tài sản gồm:

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;

+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

Bước 4: Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản)

Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.

 Bích Hợp

8e3fbc593965cc3b9574.jpg

Nguồn

Luật kế toán 2015;

Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;

Thông tư 133/2-16/TT-BTC quy định hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

Thông tư 28/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC và 147/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

 Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335

Trân trọng cảm ơn!


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí