Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin
trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
Nội
dung này được quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo 2011, theo điều luật này, khi tiếp
nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí
mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ
tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn
tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông
tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.Trong quá trình giải quyết tố
cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo,... người giải quyết tố
cáo phải bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp
để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp
phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố
cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý
đối với người có hành vi vi phạm.
Người tố cáo
được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của người tố cáo và
người thân thích của người tố cáo
Nội dung
này được quy định tại Điều 39 Luật Tố cáo 2011, theo đó khi có căn cứ cho rằng tính mạng,
sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân của mình
hoặc người thân thích bị đe doạ hoặc đã xảy ra trên thực tế, người tố cáo có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước tiến hành áp dụng các biện pháp bảo vệ tùy theo
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Một số biện pháp bảo vệ cụ thể như
sau: Bố trí lực lượng, phương tiện, công
cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết; Tạm thời di
chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn; Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến
tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm; Đề nghị các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền
nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại,…
Trong nhiều trường hợp, nội dung tố
cáo được tiếp nhận và xử lý bởi nhiều cơ quan, đơn vị hay người tố cáo gửi đơn
đến nhiều cơ quan khác nhau và các cơ quan truyền thông đôi khi đưa thông tin
thiếu kiểm chứng làm cho các thông tin về người tố cáo có thể bị rò rỉ ngoài ý
muốn, có thể làm cho người tố cáo có nguy cơ “bị trả thù”, “bị trù dập”, vì vậy Luật có
quy định về việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân
phẩm, uy tín và các quyền nhân thân của mình hoặc người thân thích bị đe doạ
hoặc đã xảy ra trên thực tế tại Điều 39. Các biện pháp áp dụng được nêu khá đầy
đủ và chi tiết, dự liệu được các trường hợp xảy ra trên thực tế, theo đó để đảm
bảo an toàn cho các đối tượng được bảo vệ có thể áp dụng biện pháp phù hợp
nhất.
Người tố cáo được bảo vệ vị trí công tác, việc làm và được bảo vệ tại
nơi cư trú
Tư vấn pháp luật 19006248
- Bảo vệ vị trí công tác, việc
làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo: Nội dung này được quy
định tại Điều 37 Luật tố cáo 2011 , theo đó người tố cáo được bảo đảm vị
trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức. Người
có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả
thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố
cáo. Khi có căn cứ cho rằng vị trí công tác, việc làm của mình hoặc của người
thân thích bị ảnh hưởng do tố cáo, người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Nghị định 76, BLTTHS sửa đổi năm 2015
cũng quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ người tố cáo, Cơ quan có thẩm quyền
có trách nhiệm áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng xác định được tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung
cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.
- Bảo
vệ người tố cáo tại nơi cư trú: Nội dung này được quy định tại Điều 38 Luật tố
cáo 2011. Luật đã quy định cụ thể: Người tố cáo không bị phân biệt đối
xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú. Trách
nhiệm bảo đảm để người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trù dập, đe
dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo thuộc về UBND
các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm: