Hot line: 0962.893.900

Làm cách nào đòi quyền nuôi con từ chồng (vợ) cũ?


Câu hỏi:

Các đây ba năm, vợ chồng tôi nộp đơn xin thuận tình ly hôn và được tòa án chấp nhận. Khi làm thủ tục, tôi có nguyện vọng nuôi cả hai con nhưng chồng tôi không đồng ý và nhận nuôi con trai út 4 tuổi. Vì chủ quan nên trong bản thỏa thuận, tôi không ghi rõ chế độ chăm sóc, thăm nuôi con nên anh đã gây khó dễ khi tôi muốn thăm. Hiện cuộc sống của tôi đã ổn định, tôi có nhà và thu nhập khá cao. Chồng cũ do công việc đi làm suốt ngày nên thời gian chăm sóc con và dạy dỗ con hạn chế. Vậy tôi xin hỏi chồng cũ của tôi có quyền không cho tôi đến thăm con hay không? Bây giờ, tôi muốn được nuôi cả hai con có được không, thủ tục thế nào?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về việc chồng cũ của bạn không cho bạn thăm con:

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở…”.
2016318222156hoan-thue-doanh-nghiep_pmeg.jpg
Tư vấn hôn nhân gia đình

Bên cạnh đó, điều 83 quy định cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Do đó, việc chồng cũ gây khó dễ khi bạn đến thăm, đón con là vi phạm pháp luật.

Thứ hai, về việc thay đổi người nuôi con sau ly hôn:
Điều 84 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình…”.

Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn muốn được nuôi cả hai con thì có thể nộp đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con đến Tòa án có thẩm quyền để đề nghị giải quyết (kèm theo đơn bạn có thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của bạn là có căn cứ như: bản chứng minh thu nhập của bạn và chồng cũ, chứng cứ về việc chồng bạn thường xuyên đi làm và không chăm sóc tốt cho con…). Tòa án sẽ xem xét các điều kiện nuôi con của hai bên, cả nguyện vọng của con bạn (nếu cháu bé từ đủ 7 tuổi trở lên), tình hình thực tế và các quy định của pháp luật để quyết định.

 Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
     +  Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
     +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
     +   Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
   +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan; 
   +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
    +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
    +   Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
    +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Xin vui lòng liên hệ:  19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.

    Trân trọng!

(K.linh)

 

Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí