Thứ nhất, về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật tức là quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật. Kể từ thời điểm này, người vợ, người chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào từ phía bên kia. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt.
Thứ hai, về quan hệ tài sản
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định rõ tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, chế độ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết theo các quy định của Luật HNGĐ.
-Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
-Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô trị giá 500 triệu đồng và một chiếc xe máy trị giá 100 triệu đồng. Khi ly hôn, người vợ nhận được chiếc xe máy còn người chồng nhận được chiếc ô tô. Người chồng nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 200 triệu đồng.
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 500triệu đồng và một cửa hàng thời trang người vợ đang kinh doanh trị giá 300 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng thời trang cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
+Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng .Ví dụ: Trường hợp người chồng có nghiện ma túy và phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. -Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, việc chia tài sản được quy định tại Điều 61 Luật HNGĐ.
-Trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì khó khăn, phức tạp hơn cả là đối với những tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất. Luật HNGĐ 2014, tại Điều 62 đã quy định khá rõ về vấn đề này.
- Một trường hợp nữa là vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh. Theo đó vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Thứ ba, giải quyết cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là quy kết của quan hệ hôn nhân hợp pháp, phát sinh kể từ khi kết hôn. Pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quan hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng, kể cả trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Khi ly hôn, việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng chỉ phát sinh khi có những điều kiện nhất định. Theo Điều 115 Luật HNGĐ 2014 thì điều kiện cần và đủ để phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là: Bên túng thiếu, khó khăn có yêu cầu cấp dưỡng, có lý do chính đáng; bên kia phải có khả năng cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; hoặc bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.
Thứ tư, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn
Việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ.
Để đảm bảo lợi ích của người con, Luật HNGĐ 2014 cũng quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Về nguyên tắc, cha mẹ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên (đủ 18 tuổi). Về mức cấp dưỡng nuôi con phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về cuộc sống của con. Đồng thời Tòa án phải căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng và người được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con để quyết định mức cấp dưỡng cho hợp lý.
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của cha hoặc mẹ, hoặc người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải tuân theo các quy định tại Điều 84 Luật HNGĐ 2014.
Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.
(K.linh)
Có thể bạn quan tâm