Hot line: 0962.893.900

Phân biệt tội tham ô tài sản và tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản


Theo đó, tội tham ô tài sản được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng. Còn tội làm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Hai tội này có điểm giống và khác nhau như sau:

1. Giống nhau

- Hai tội phạm này đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

- Đều là tội phạm cấu thành vật chất, giá trị tài sản là dấu hiệu định tội bắt buộc đối với hai loại tội phạm này.

- Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
b9690b15fd7f608978241bb3b9b-1450422197611-crop-1450422205135-crop-1450422211369.jpg
2. Khác nhau

- Về đối tượng tác động của hành vi

Đối tượng của tội tham ô tài sản phải là tài sản đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp (do chức vụ đem lại); và là tài sản của Nhà nước.

Còn đối tượng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tài sản của người khác, đó có thể là tài sản của Nhà nước.

- Về hành vi khách quan

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi của người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân như: sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách hoặc làm trái chế độ quản lí tài sản với mục đích chiếm đoạt tài sản; hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Trong khi đó, hành vi khách quan của tội lam dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoat tài sản là hành vi người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để làm một việc vượt ra ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản như: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là phần tư vấn của công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật theo số điện thoại: 1900 6248.
Bộ phận tư vấn pháp luật tổ tụng!
Trân trọng./
(K.linh)

Có thể bạn quan tâm:

Từ 2018, tham ô tài sản lớn có thể thoát án tử (02:09 | 18/01/2018)
Từ 20/02/2018 trẻ mầm non được trợ cấp ăn trưa tại trường học (12:10 | 18/01/2018)
Thẻ BHYT 2018: Những điểm mới cần biết (11:18 | 18/01/2018)
Xóa án tích (04:07 | 17/11/2017)
Án tích là việc người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Xóa án tích là sự thừa...
Vận chuyển ma túy nhưng không biết đó là ma túy có phạm tội không? (03:01 | 02/01/2018)


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí