Hot line: 0962.893.900

Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản


I. Điểm giống nhau giữa lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Về khách thể: Cả hai tội phạm này đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản.

- Về chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

II. Điểm khác nhau giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Về ý thức chiếm đoạt tài sản

- Ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp. Tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt.

- Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.

2. Hình thức phạm tội

-Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.
123.jpg
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

3. Về giá trị tài sản bị chiếm đoạt

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

+ Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

4.Về thủ đoạn thực hiện

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Đưa ra thông tin giả, sai sự thật làm cho nạn nhân tin đó là sự thật để chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là phần tư vấn của công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật theo số điện thoại: 1900 6248.
Bộ phận tư vấn pháp luật tổ tụng!
Trân trọng./
(K.linh)

Có thể bạn quan tâm:

Từ 2018, tham ô tài sản lớn có thể thoát án tử (02:09 | 18/01/2018)
Từ 20/02/2018 trẻ mầm non được trợ cấp ăn trưa tại trường học (12:10 | 18/01/2018)
Thẻ BHYT 2018: Những điểm mới cần biết (11:18 | 18/01/2018)
Xóa án tích (04:07 | 17/11/2017)
Án tích là việc người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Xóa án tích là sự thừa...
Vận chuyển ma túy nhưng không biết đó là ma túy có phạm tội không? (03:01 | 02/01/2018)


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí