Hot line: 0962.893.900

6 điều kiện thành lập doanh nghiệp cần phải biết?


Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp băn khoăn về những điều kiện thành lập doanh nghiệp. Khi muốn thành lập doanh nghiệp cần làm gì?

Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn như sau:

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Trước tiên, tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn của Nhà nước tại Doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;

- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản ma cố ý vi phạm quy định liên quan có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm (khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014);

- Người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh (điểm b khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018).

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh (điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp).

Luật Doanh nghiệp 2014 cùng với Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định rõ yêu cầu thành lập doanh nghiệp và yêu cầu kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.

Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 dành riêng Điều 7 quy định về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh. Theo đó, điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể  được thể hiện bằng:

Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

Với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Doanh nghiệp 2005 yêu cầu phải có một số điều kiện như bản sao chứng chỉ hành nghề của người quản lý và xác nhận về vốn pháp định ngày tại thời điểm đăng ký kinh doanh.

1. thay doi tru so chinh 0962893900.jpg

Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập

Tên của doanh nghiệp dự kiến thành lập phải thỏa mãn các quy định từ Điều 38- Điều 42 Luật doanh nghiệp

Theo đó, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Đồng thời, không được vi phạm những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

- Không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký;

- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Trước khi đăng ký kinh doanh, các nhà đầu tư nên lựa chọn một số tên doanh nghiệp dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo Điều 43 Luật doanh nghiệp, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp.

Cụ thể, trụ sở chính phải có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trường hợp nơi đặt trụ sở chính chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì làm công văn các xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm hồ sơ khi đăng ký kinh doanh.

Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật,

- Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về hợp lệ của hồ sơ.

- Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân dự kiến thành lập, thành lập hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau.

Điều kiện về nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp

- Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (trừ một số trường hợp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp).

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Từ ngày 20/9/2019, lệ phí đăng ký doanh nghiệp: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) là 50.000 đồng/ lần theo Thông tư số 47/2019/TTT-BTC.

1. scivn.jpg

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0974161280 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

 P. Anh


Bài viết liên quan:

Trình tự, thủ tục thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện? (10:15 | 09/09/2019)
Điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón năm 2019? (05:31 | 07/09/2019)
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập? (10:58 | 07/09/2019)
Trường hợp không áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? (03:39 | 05/09/2019)
Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phòng (10:49 | 05/09/2019)
Trình tự, thủ tục giảm vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần? (11:40 | 04/09/2019)
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh trang thiết bị y tế năm 2019? (12:28 | 04/09/2019)
Điều kiện, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ năm 2019? (11:01 | 03/09/2019)
Doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký bị xử phạt như thế nào? (12:48 | 30/08/2019)
Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? (12:36 | 30/08/2019)

Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí