Hot line: 0962.893.900

Tổng hợp các loại trợ cấp cho người bị tai nạn lao động


Để hỗ trợ người lao động, ngoài tiền bồi thường và chi phí điều trị do người sử dụng lao động chi trả, lao động bị tai nạn lao động còn được nhận trợ cấp từ việc tham gia bảo hiểm.

hợp đồng lao động.jpg

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo quy định Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện:

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ lao động và nội quy doanh nghiệp cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Trên đoạn đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và cung đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

- Không thanh toán các chế độ bảo hiểm cho người lao động;

- Do mâu thuẫn của chính mình với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc,

- Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định.

7 loại trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

- Theo Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động giám định lần đầu mà người lao động có thể được nhận một hoặc nhiều khoản trợ cấp khác nhau.

Trợ cấp 1 lần

Mức trợ cấp 1 lần = mức trợ cập tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Trợ cấp hàng tháng

- Trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động +  mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

- Trợ cấp 1 lần khi đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà ra nước ngoài định cư

- Mức trợ cấp 1 lần + 3 x Mức trợ cấp đang hưởng.

Mức mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.

Trợ cấp phục vụ

(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bệnh tâm thần)

- Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở

Đây là khoản phụ cấp tăng thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên.

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị

- Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

- Trong đó: Trong 30 ngày đầu trở lên làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05-10 ngày;

- Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31%-50%;

- Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15%-30%.

Trợ cấp 1 lần khi chết

- (Áp dụng cho thân nhân của người bị tai nạn lao động chết)

- Mức trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thân nhân của người lao động còn được hưởng chế độ tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành:

- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;

- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;

- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Trên đây là những khoản trợ cấp  khi người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu do tai nạn lao động. Với những trường hợp được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát, người lao động còn được hỗ trợ thêm một số khoản khác.

tai nạn lao động.jpg

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TỀ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của bạn. Nếu còn bấtcứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com .

          Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Ninh Hương

bài viết liên quan:

Những thủ tục về thuế khi thay đổi địa điểm kinh doanh (04:05 | 17/10/2019)
Cách xác định mã tiểu mục nộp lệ phí môn bài cho doanh nghiệp? (01:06 | 17/10/2019)
Đối với doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động,...
Tiền nộp thuế và tiền chậm nộp tiền phạt thuế theo quy định hiện hành (08:23 | 16/10/2019)
Chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất (07:45 | 16/10/2019)
Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (05:59 | 09/10/2019)
Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc...
Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (06:29 | 09/10/2019)
Luật Hồng Thái gửi đến bạn đọc thủ tục Cấp giấy phép...
Điều kiện và thủ tục làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2019? (04:35 | 09/10/2019)
Cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam (12:40 | 08/10/2019)
Cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc...
5 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội từ năm 2020 (10:32 | 07/10/2019)
Các trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp? (06:35 | 02/10/2019)

Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí