Hot line: 0962.893.900

Nhận chế độ mai táng cho NKT mới nhất 2019



Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.  Chế độ mai táng phí thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật nước ta nhằm hỗ trợ người nhà có người khuyết tật có một khoản chi phí để lo ma chay cho người khuyết tật khi họ chết.


17553877_734425030061666_2395032608564530432_n.jpg

LUẬT SƯ TƯ VẤN 19006248

1. Đối tượng được nhận chế độ hỗ trợ mai táng phí và mức hỗ trợ mai táng phí

Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng là đối tượng được nhận chế độ mai táng phí.

 Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định136/2013/NĐ-CP.  Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng. Trường hợp đi tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưng một mức cao nhất.

2. Thủ tục để nhận chế độ hỗ trợ mai táng phí và mức hỗ trợ mai táng phí

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng cho ngươi khuyết tật bao gồm:

(1) Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng;

(2) Bản sao giấy chứng tử của người khuyết tật;

Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:

(1) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

(2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

Quy định về chính sách nhà nước với NKT:

- Luật người khuyết tật 2010;

- Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật. 

 

 Những vấn đề cần lưu ý: 


Dạng tật

1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

 Mức độ khuyết tật

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

 Xác định mức độ khuyết tật

1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.

3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

4. Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.

Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này.

Phạm Trang

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com

Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)


Bài viết liên quan:


Quy trình trả con dấu của Doanh nghiệp khi giải thể tại cơ quan Công an? 
Việc thực hiện thủ tục trả lại con dấu do cơ quan công an Thành phố Hà Nội cấp cho doanh nghiệp...
Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ đối với một số loại hình công ty 
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết trong một thời hạn nhất định và...
Cho thuê nhà trọ có cần đăng ký kinh doanh? 
Cho thuê nhà trọ là hoạt động thương mại rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn có nhu...
Các hình thức góp vốn doanh nghiệp 
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung. Theo quy...
Quy định về việc thay đổi phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên. 
Sau khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, có thành viên trong công ty muốn thay đổi tài...
Người khuyết tật có được phép giữ chức danh quan trọng không? 
Hỏi: Xin chào Luật sư, tôi là người bị khuyết tật và đang hưởng chế độ chất độc màu da cam thì có...
hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh 
Tôi muốn đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cần những giấy tờ và thủ tục gì?
Các loại thuế khi thành lập doanh nghiệp 
Những khoản thuế phải đóng khi thành lập các loại hình công ty?
Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp 
thực hiện việc ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp cần có những thủ tục gì?
Nên đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp? 
Cổ phiếu và trái phiếu là 2 loại chứng khoán phổ biến được các công ty lựa chọn phát hành ra thị...


Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (10:39 | 13/04/2019)
Hiện nay, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, đa dạng về loại hình, lĩnh vực kinh doanh...
Mở quán cà phê cần phải làm những gì? (04:28 | 10/04/2019)

 


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí