A.
Các
vấn đề cơ bản về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
1.
Căn
cứ pháp lý về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
·
Biểu cam kết WTO,
·
Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn
thi hành;
·
Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng
dẫn thi hành;
·
Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến
lĩnh vực đầu tư;
·
Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu
tư nước ngoài mang quốc tịch;
2.
Phân
biệt công ty nước ngoài và công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Căn cứ khoản 32 Điều 3 Luật Doanh nghiệp
2020 quy định công ty nước ngoài là : “Tổ
chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước
ngoài.”
Còn công ty có vốn đầu tư nước ngoài được
khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định là : Một loại hình tổ chức kinh tế được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam dưới các loại hình
doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh và có “nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ
đông.”
Từ đó có thể thấy hai loại hình công ty
này có sự khác biệt lớn dựa trên pháp luật điều chỉnh quy trình thành lập của mỗi
loại hình. Cụ thể, công ty nước ngoài được thành lập theo những thủ tục, quy
trình theo quy định pháp luật nước ngoài, còn công ty có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt
Nam.
3.
Điều
kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cá nhân và
tổ chức nước ngoài, được thành lập công ty tại Việt Nam theo quy định pháp luật,
trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực
hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật. Ngoài
ra, nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện sau:
-
Được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:
+
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng,
tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của
pháp luật về chứng khoán;
+
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần
hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp
luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
+
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực
hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-
Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động
đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, việc nhà đầu tư nước ngoài có được
thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay không cũng sẽ phụ thuộc vào
ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh tại Việt Nam. Chẳng hạn với ngành
nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,
nhà đầu tư không được phép thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh hoạt động
này vì pháp luật hiện hành quy định chỉ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới
được cấp phép hoạt động (theo Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ-CP). Hay với hoạt động kinh doanh dịch vụ
sản xuất phim, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam để thành lập công ty và
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của
công ty (theo điểm a Phân ngành D. Dịch vụ nghe nhìn, Mục2. Các dịch vụ
thông tin, Cam kết 318/WTO/CK dịch vụ).
B. Quy trình thành lập Công ty có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam
Các bước
thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
- Xin
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp,
- Xin
cấp Giấy phép kinh doanh đối với công ty bán lẻ hàng hóa trực tiếp tới người
tiêu dùng, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc Giấy phép chuyên ngành của Bộ theo
các lĩnh vực hoạt động đặc thù như: Đào tạo, Lữ hành, Kiểm toán, pháp lý, Y tế….
v Các
mẫu giấy tờ khách hàng cần chuẩn:
·
Đối với nhà đầu tư là cá nhân (do cá nhân,
các cá nhân người nước ngoài góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam).
- Bản
sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (Bản sao công công chứng, hợp
pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài- cả
quyển hộ chiếu);
- Xác
nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư
tại Việt Nam (Nếu là Ngân hàng nước ngoài xác nhận cần cung cấp bản sao công chứng,
hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Hợp
đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanhcó chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ
tương đương).
·
Đối với nhà đầu tư là tổ chức (do công ty
có trụ sở tại nước ngoài góp vốn, đầu tư vốn thành lập công ty tại Việt Nam).
- Bản
sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách
pháp lý đối với nhà đầu tư (Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại
cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Bản
sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu
tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức
tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài
khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
(Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao
Việt Nam tại nước ngoài);
- Hộ
chiếu công chứng của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài
(Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao
Việt Nam tại nước ngoài);
- Hộ
chiếu công chứng của giám đốc – người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt
Nam (Nếu là người nước ngoài Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại
cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Hợp
đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh
bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
- Nếu
dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối
với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ
quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc,
thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
1.
Quy
trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Bước
1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
Hồ
sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a.
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b.
Đề xuất dự án đầu tư;
c.
Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc bản sao Giấy chứng nhận
thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu
tư là tổ chức;
d.
Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu
tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức
tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh
năng lực tài chính của nhà đầu tư (có thể cung cấp Giấy xác nhận số dư tài khoản
ngân hàng của nhà đầu tư do Ngân hàng nước ngoài cấp);
e.
Hợp đồng thuê địa điểm nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính;
f.
Giấy ủy quyền của nhà đầu tư cho Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng
nghiệp thực hiện và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Nhà
đầu tư chuẩn bị các giấy tờ tại mục c, d, e ở trên; các văn bản do cơ quan, tổ
chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.
cho
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp sẽ chuẩn bị các văn bản tại
mục a, b, f ở trên và thay mặt nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế Đối ngoại
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước
2: Theo dõi hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong
trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc bị từ chối, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thông báo bằng
văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do. cho Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái
và đồng nghiệp sẽ thay mặt nhà đầu tư nhận Thông báo và điều chỉnh hồ sơ theo
đúng quy định.
Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2.
Quy
trình đăng ký thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước
1: Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty có vốn đầu tư nước
ngoài bao gồm:
a.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b.
Điều lệ công ty;
c.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư nước
ngoài là cá nhân, Người đại diện theo pháp luật, các thành viên góp vốn (đối với
Công ty TNHH) hoặc các cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần);
d.
Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư
cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
e.
Danh sách thành viên công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc
Danh sách cổ đông sáng lập và Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với
Công ty cổ phần;
f.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (được cấp ở Bước 2);
g.
Văn bản cử cá nhân làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên,
cổ đông là tổ chức (nếu có);
h.
Giấy ủy quyền cho cho Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp để thực
hiện và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Nhà
đầu tư chuẩn bị các giấy tờ tại mục c này; các văn bản do cơ quan, tổ chức nước
ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.
cho
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp sẽ chuẩn bị các văn bản tại
mục a, b, d, e, f, g, h và thay mặt nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh
doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước
2: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đối
với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ.
Bích Hợp
Nguồn
-
Biểu cam kết WTO,
-
Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn
thi hành;
-
Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng
dẫn thi hành;
-
Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến
lĩnh vực đầu tư;
-
Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu
tư nước ngoài mang quốc tịch;
-
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335