Hot line: 0962.893.900

Những quy phạm điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Bài viết này sẽ tập trung vào phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

maxresdefault.jpg

  1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

     Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất  quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài).

      Theo pháp luật Việt Nam đặc biệt Luật thương mại năm 2005 (đã sửa đổi 2017, 2019), không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Khoản 1 Điều 27 Luật này có ghi rõ:” Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại đã xác định rõ thế nào là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu ở các Điều 28, 29 và 30.

     2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Về chủ thể: Là các chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể là các thể nhân, pháp nhân trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này. Tính quốc tế của các chủ thể này căn cứ dấu hiệu quốc tịch, nơi cứ trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại

- Về đối tượng của hợp đồng: Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hàng hóa hữu hình hoặc vô hình và là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước. Hàng hóa của hợp đồng mua bán quốc tế phải thỏa mãn các quy định về Quy chế hàng hóa được phép mua bán trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán

- Về nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bên bán và bên mua), được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng. Nội dung phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên; việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản, các quy định trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng.

- Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hàn Quốc, hai bên thoả thuận sử dụng Việt Nam đồng làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, Việt Nam đồng là nội tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là ngoại tệ đối với người mua Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

- Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.

- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.

thanh-lap-cong-ty-can-co-nhung-yeu-to-gi.jpg

3. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

    Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ pháp luật nước người bán, còn cả luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba khác, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

     Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Để chọn được luật áp dụng phù hợp, cần phải nắm được một số nguyên tắc sau đây.

3.1. Lựa chọn luật quốc gia

      Khi hợp đồng quy định: Có hai cách quy định; Cách thứ nhất là các bên quy định về luật áp dụng ngay từ giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng, bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng rằng luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng cho hợp đồng. Cách thứ hai là các bên thoả thuận lựa chọn luật quốc gia là luật áp dụng cho hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng, thậm chí khi tranh chấp phát sinh và cách này được các bên áp dụng khi trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà các bên đã ký trước đó không có điều khoản về luật áp dụng. Trong thực tế, cách thứ hai này là rất khó áp dụng vì các bên khó có thể đạt được một sự nhất trí về việc chọn luật áp dụng khi mà tranh chấp đã phát sinh.

     Khi tòa án hoặc trọng tài quyết định: Ví dụ là khi phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên trong đó có một bên chủ thể là Việt Nam thì khoản 2 Điều 14 Luật 54/2010/QH12 Trọng tài thương mại  quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.

      Khi hợp đồng mẫu quy định: Trong rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để tiết kiệm thời gian, các bên thường chỉ quy định những nội dung cơ bản liên quan đến đối tượng mua bán và giá cả. Những nội dung còn lại, các bên thường dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu thường được các tập đoàn, công ty buôn bán lớn soạn thảo. Ví dụ: Hợp đồng mẫu của ITC về mua bán quốc tế hàng hóa dễ hỏng (The ITC Model Contract for the International Sale of Perishable Goods),… Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rằng quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng mẫu kèm theo. Trong trường hợp này, hợp đồng mẫu sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên và, nếu trong hợp đồng mẫu có quy định điều khoản về luật áp dụng thì luật đó đương nhiên sẽ là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hai bên đã ký kết.

3.2. Lựa chọn tập quán quốc tế và thương mại

    Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, phong tục về thương mại được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó các bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau. Tập quán quốc tế về thương mại được chia thành ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực. (Incoterms 2020)

    Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi:

-         Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.

-         Các điều ước quốc tế liên quan quy định.

-         Pháp luật (luật quốc gia) do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ.

    Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc tế. Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.

3.3. Một số lưu ý khi áp dụng Incoterms 2020

 Incoterms là một bộ quy tắc thương mại được thiết lập bởi Phòng Thương mại quốc tế và được sử dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Incoterms là chữ viết tắt của các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms)

Phân loại Incoterms

Incoterms được chia thành bốn loại chính: E, F, C và D.

Loại E (Khởi hành), chỉ chứa một điều khoản giao dịch, I E. VẬY (Công trình cũ).

Loại F (Vận chuyển chính chưa thanh toán), trong đó có ba điều khoản thương mại: FCA (Vận chuyển miễn phí); FAS (Tàu miễn phí); FOB (Miễn phí trên tàu)

Loại C (Vận chuyển chính được trả tiền), trong đó có bốn điều khoản thương mại: CPT (Vận chuyển trả cho); CIP (Vận chuyển và bảo hiểm trả cho); CFR (Chi phí và cước phí); CIF (Giá cả, Bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa)

Loại D (Đến), trong đó có ba điều khoản thương mại: DAP (Giao tại chỗ); Sở DPU (Được giao tại nơi không tải); DDP (Đã trả thuế)

Bốn loại nói trên cũng có thể được phân loại theo phương tiện giao thông:

Incoterms cho bất kỳ phương thức vận chuyển: VẬY, FCA, CPT, CIP, Sở DPU, DAP và DDP;

Incoterms chỉ dành cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR và CIF.

   Trước khi sử dụng Incoterm 2020 vào hợp đồng, các bên cần phải đảm bảo rằng Incoterm đáp ứng tất cả các mong đợi và nhu cầu của họ về các vấn đề sau:

-         Việc vận chuyển có được thực hiện bằng phương tiện đường biển / đường thủy nội địa hay không?

-         Ai phải chịu phần lớn rủi ro mất mát / thiệt hại cho hàng hóa – người bán hay người mua? Tại thời điểm nào trong việc giao hàng đến nơi đến nên rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua?

-         Có cần sử dụng dịch vụ của hãng không? Nếu vậy, ai nên có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận chuyển - người bán hoặc người mua?

-         Người bán có nên chịu trách nhiệm cho việc dỡ hàng?

-         Có cần phải đăng ký hợp đồng bảo hiểm không? 

 Bích Hợp

Nguồn :

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội

Luật Thương mại 2005 (đã sửa đổi 2017, 2019)

Luật 54/2010/QH12 Trọng tài thương mại.  

Bộ Luật Dân sự 2015

 Incoterms 2020, Quy tắc ICC về việc sử dụng các điều khoản thương mại trong nước và quốc tế

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

 Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335

Trân trọng cảm ơn!


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí