Trong giao dịch chứng khoán, nhà
đầu tư thường được nghe, được đọc và thực hiện các giao dịch liên quan đến các
thuật ngữ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, giao dịch nội bộ,… Giai đoạn
gần đây sàn HOSE thông báo việc ngừng
cung cấp thông tin giao dịch tự doanh để rà soát, phát triển sản phẩm mới.
Các khái niệm trong chứng khoán
được quy định theo Luật Chứng khoán 2019 như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b)
Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c)
Chứng khoán phái sinh;
d) Các
loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và
lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát
hành.
3. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
4. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận
quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
5. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành
cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu
chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
6. Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng
khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng
quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó
theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm
đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng
khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
7. Quyền mua cổ phần là
loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện
hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
8. Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được
thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm
hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận
quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng
tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian
hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
10. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau
đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác
theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng
khoán phái sinh.
11. Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái
sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một
trong các giao dịch sau đây:
a) Mua
hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác
định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
b)
Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại
thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc
vào ngày đã xác định trong tương lai.
12. Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái
sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao
dịch sau đây:
a) Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác
định vào ngày đã xác định trong tương lai;
b)
Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại
thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong
tương lai.
13. Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh
giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số
lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác
định trong tương lai.
14. Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao
gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán,
cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng
và các hoạt động khác được quy định tại Luật này.
15. Đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ
chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
16. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư
trên thị trường chứng khoán.
17. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài
chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít
nhất 03 năm.
18. Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của
một tổ chức phát hành.
19. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các
phương thức sau đây:
a)
Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
b)
Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp;
c)
Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
20. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán
chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một
trong các phương thức sau đây:
a)
Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp.
21. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện chào bán, phát hành chứng
khoán.
22. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức
kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo quy định của Luật này và pháp luật về kiểm
toán độc lập.
23. Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử
công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc
chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.
24. Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán
có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán
niêm yết.
25. Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào
giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.
26. Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ
thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa
niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.
27. Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm
hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng
khoán.
28. Kinh doanh
chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ
về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
29. Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian
thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
30. Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng
khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.
31. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết
với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức
phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần
phát hành của tổ chức phát hành.
32. Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích,
báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ
chứng khoán.
33. Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin
về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán.
34. Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách
hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
35. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt
động quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ
chứng khoán và các tài sản khác của nhà đầu tư.
36. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động
quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của quỹ đầu tư chứng khoán.
37. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ
vốn góp của nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng
khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không
có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
38. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
39. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã
chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
40. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu
của nhà đầu tư.
41. Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số
thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp.
44. Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến
công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, quỹ đại chúng, công
ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của
tổ chức này.
45. Người nội bộ là người giữ vị trí quan trọng
trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh nghiệp, quỹ đại chúng, công ty đầu
tư chứng khoán đại chúng, bao gồm:
a)
Người nội bộ của doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành
viên Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám
đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và các chức danh quản lý tương đương do
Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty bổ nhiệm; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát
(Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ; thư ký công ty, người phụ
trách quản trị công ty, người được ủy quyền công bố thông tin;
b)
Người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là
thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư
chứng khoán đại chúng, người điều hành quỹ đại chúng, người điều hành công ty
đầu tư chứng khoán đại chúng, người nội bộ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
46. Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có
quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:
a)
Doanh nghiệp và người nội bộ của doanh nghiệp đó; quỹ đại chúng, công ty đầu tư
chứng khoán đại chúng và người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại
chúng đó;
b)
Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc
vốn góp của doanh nghiệp đó;
c) Tổ
chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm
soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự
kiểm soát;
d) Cá
nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ,
chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể,
em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó;
đ)
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty
đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý;
e)
Quan hệ hợp đồng trong đó một tổ chức, cá nhân là đại diện cho tổ chức, cá nhân kia;
g) Tổ
chức, cá nhân khác là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
47. Người hành nghề chứng khoán là người được Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và làm việc tại
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty
chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là
chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam),
công ty đầu tư chứng khoán.
48. Tổ chức niêm yết, tổ
chức đăng ký giao dịch là tổ chức có chứng khoán phát hành được niêm yết hoặc
đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề trên bạn có thể liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ninh Hương