Cơ
sở pháp lý:
-
Luật đầu tư 2014
-
Nghị định 118/2015/NĐ-CP
Nội
dung
Đăng
ký dự án đầu tư là một trong những thủ tục bắt buộc đối với các nhà đầu tư khi triển
khai dự án đầu tư việc quy định về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư giúp
cho nhà đầu tư chủ động hơn trong việc lựa chọm dự án đầu tư phù hợp. Thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo một trình tự nhất định,
được Luật đầu tư quy định khá rõ ràng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư tại Việt Nam được chia làm hai trường hợp:
1.
Thẩm tra dự án Đầu tư: Khi dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy
Ban Nhân Dân cấp tỉnh, Thủ Tướng Chính Phủ, Quốc Hội.
2.
Đăng ký dự án Đầu tư: Khi dự án có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ; Dự án không thuộc
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Dự án đầu tư của Nhà đầu tư Nước Ngoài.
Thủ tục thẩm tra dự án Đầu tư
Xin
cấp Giấy chứng nhận Đầu tư với dự án Thẩm tra
Đối
với các dự án Thẩm tra, trước khi dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần
được các cơ quan Nhà nước thẩm tra và xem xét. Đối với dự án thuộc thẩm quyền của
Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; cần được UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương
đầu tư. Tương tự với dự án thuộc thẩm quyền của Thủ Tướng Chính Phủ và Quốc Hội.
Đối
với Ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà Đầu tư cần xin giấy phép kinh doanh
có điều kiện tương ứng với các ngành nghề.
Xin
cấp Giấy chứng nhận Đầu tư với dự án Đăng ký
Đối
với các dự án không cần thẩm tra; Dự án của Nhà đầu tư Nước Ngoài sẽ được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục sau:
1. Hồ
sơ xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư gồm:
-
Giấy đề nghị thực hiện dự án Đầu tư;
-
Văn bản đề xuất dự án Đầu tư;
-
Văn bản chứng minh năng lực tài chính của Nhà Đầu tư;
-
Bản sao hợp lệ Hộ chiếu/CMND/CCCD của các nhà đầu tư;
-
Giấy tờ liên quan đến địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
-
Giấy tờ xác nhận tư cách Pháp lý.
2. Quy
trình xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm 4 bước sau:
Bước
1:
Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Việc
tiếp nhận hồ sơ sẽ do Sở kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung Ương thực hiện.
Bước
2:
Kiểm tra hồ sơ
-
Sở kế hoạch & Đầu tư sẽ tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ;
-
Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Nhà Đầu tư sẽ nhận được Giấy tiếp nhận hồ sơ.
Bước
3:
Phê duyệt hồ sơ
-
Sau khi thành phần hồ sơ của Nhà Đầu tư đã đầy đủ;
-
Sở kế hoạch sẽ kiểm tra về Nội dung của hồ sơ.
-
Sau 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ của Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp Giấy
chứng nhận;
Nếu
hồ sơ của Nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu, Sở kế hoạch sẽ ra thông báo, trả hồ
sơ sửa đổi bổ sung. Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung cần chờ 15 ngày làm việc kế tiếp
để Sở kế hoạch xem xét và cấp Giấy chứng nhận (Nếu đáp ứng yêu cầu).
Bước
4:
Thực hiện các công việc cần thiết sau khi xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư
Sau
khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư cần phải thực hiện các công việc
như sau:
-
Thành lập doanh nghiệp trên cơ sở Giấy chứng nhận Đầu tư đã được cấp
-
Đăng ký con dấu và khắc con dấu doanh nghiệp
-
Công bố doanh nghiệp Thành lập mới
-
Xin Giấy phép kinh doanh bán lẻ (Nếu cần thiết)
- Thực
hiện các nghĩa vụ về Thuế
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Xuân Kết