Hot line: 0962.893.900

Hình thức đấu thầu trong Luật Thương mại 2005 khác gì với hình thức đấu thầu trong Luật Đấu thầu 2014


Theo quy định tại Điều 215 LTM 2005 thì có hai hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đó là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.  Còn theo quy định từ Điều 22 đến Điều 27 Luật đấu thầu 2013 thì ngoài các hình thức được quy định trong Luật Thương mại 2005 còn có 6 hình thức đấu thầu bao gồm: chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng. Từ đó cho thấy, LĐT năm 2013 quy định nhiều hình thức đấu thầu hơn so với LTM 2005. Sở dĩ như vậy là bởi quy mô, tính chất phức tạp của các dự án đầu tư: LTM chỉ điều chỉnh các hoạt động đấu thầu với quy mô nhỏ, tính chất đơn giản, ít phức tạp, hơn nữa như đã nói ở trên, do sự khác nhau về phạm vi áp dụng của các dự án đấu thầu nên LĐT phải quy định thêm nhiều các hình thức đấu thầu khác nhau phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

2016318222156hoan-thue-doanh-nghiep_pmeg.jpg

Tư vấn pháp luật 19006248

Về hình thức đấu thầu rộng rãi, hình thức này đem lại sự cạnh tranh lớn nhất giữa các nhà thầu nên nó là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ  Điểm a Khoản 1 Điều 215 LTM 2005 quy định “Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu”. Còn Điều 20 Luật đấu thầu 2013 quy định: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này”.

Nhìn vào quy định về hình thức đấu thầu rộng rãi trong hai luật này, có thể thấy LTM tôn trọng ý chí chủ quan của bên mời thầu, việc lựa chọn các bên dự thầu là do bên mời thầu tự lựa chọn và quyết định. Còn đối với quy định trong LĐT, vẫn có những trường hợp bị hạn chế từ điều 21 đến điều 27 LĐT 2013, theo đó, để các dự án kinh tế sử dụng vốn nhà nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao thì LĐT chỉ cho phép các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này mới được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, tức là chịu sự điều chỉnh về ý chí của nhà nước.

Về hình thức đấu thầu hạn chế, hình thức này được áp dụng trong một số trường hợp để tiết kiệm chi phí và thời gian cho hoạt động tổ chức đấu thầu, theo LTM 2005 thì chủ đầu tư có thể lựa chọn và gửi thư quan tâm đến một số nhà thầu mà chủ đầu tư thấy năng lực phù hợp (các nhà thầu này phải gửi hồ sơ năng lực hoặc hồ sơ đề xuất). Đấu thầu hạn chế được áp dụng cho các gói thầu nhóm C, gói thầu có mức đầu tư nhỏ, hay các gói thầu có tính chất phức tạp mà không phải nhà thầu nào cũng có khả năng thực hiện được. Việc lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế này là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bên mời thầu mà không phải phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.

Tuy nhiên đối với các gói thầu lớn, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao hoặc mang tính đặc thù, chuyên ngành như các gói thầu liên quan đến sử dụng vốn nhà nước, mục đích xây dựng các công trình công cộng thì việc lựa chọn nhà thầu là rất quan trọng. Bởi trên thực tế không phải nhà thầu nào cũng đáp ứng được các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra cho gói thầu. Do vậy để bảo đảm được chất lượng của gói thầu mà không tốn thời gian, chi phí tổ chức thì Luật Đấu thầu 2013 có quy định tại Điều 21: “Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu”. Trong khi LTM cho phép bên mời thầu được tự do lựa chọn hình thức đấu thầu có thể là đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi mà không phải chịu sự ràng buộc của bất kì điều kiện nào, thì Luật đấu thầu có quy định rõ ràng đối với trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.

Trong các hình thức chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng chỉ được quy định trong Luật đấu thầu 2014, hình thức chỉ định thầu là hình thức có điểm giống so với hình thức đấu thầu hạn chế đó là việc bên mời thầu tiết kiệm được chi phí tổ chức và thời gian trong hoạt động đấu thầu, tuy nhiên tính cạnh tranh của đấu thầu hạn chế cao hơn so với chỉ định thầu. Các vấn đề liên quan đến hình thức chỉ định thầu được quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 và được hướng dẫn bởi Chương VI Nghị định 30/2015/NĐ-CP

Về hình thức chào hàng cạnh tranh, được quy định tại Điều 23 Luật đấu thầu 2013, theo đó chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của chính phủ. Phạm vi áp dụng của chào hàng cạnh tranh được hướng dẫn bởi Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Về hình thức mua sắm trực tiếp được quy định tại Điều 24 Luật đấu thầu 2013. Theo đó, hình thức này được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Về hình thức tự thực hiện được quy định tại Điều 25 Luật đấu thầu 2013. Trong đó có thể hiểu tự thực hiện là hình thức đấu thầu đặc biệt trong đó bên mời thầu, bên dự thầu và người trúng thầu đều là cùng một người. Thực tế có thể xuất hiện những trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án là người không có đủ khả năng đáp ứng về mặt kĩ thuật cũng như chuyên môn. Do vậy theo quy định tại Điều 61 NĐ 63/2014/CP thì việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Thị trường đấu thầu luôn diễn biến khá phức tạp nên nhà làm luật có thể chưa dự liệu được hết tất cả các hình thức đấu thầu, theo đó tại Điều 26 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về việc trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Như vậy, tổng quát cho thấy Luật đấu thầu 2013 có quy định thêm một số hình thức đấu thầu khác so với Luật thương mại 2005, điều đó cho thấy tính dự liệu khác nhau cũng bởi phạm vi áp dụng của hai luật này là khác nhau. Từ đó, các chủ thể trong quan hệ đấu thầu cần xem xét kỹ để áp dụng các quy định pháp luật sao cho đúng đắn và hiệu quả.

 CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!

Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

Có thể bạn quan tâm:


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí