Hot line: 0962.893.900

Xử lý vi phạm bản quyền tác giả?

Câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi hiện đang rất bức xúc khi có đơn vị sử dụng phần mềm của chúng tôi để kinh doanh, tôi phải làm như thế nào ạ?, xin luật sư tư vấn giúp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hồng Thái, với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung:
Danh sách những hành vi vi phạm bản quyền tác giả: 
1. Chiếm đoạt quyền tác giả. Mạo danh tác giả. 
2. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. 
3. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. 
4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 
5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
6. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
7. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
8. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu. 
9. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu. 
10. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu. 
11. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 
12. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. 
13. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 
14. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. 
15. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu.
Khi tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan phát hiện hoặc nghi ngờ tác phẩm (bao gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân) của mình bị xâm phạm, tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan nên có hành động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể là tự giải quyết hoặc nhờ đến sự giúp đỡ, tư vấn từ luật sư.
Dù lựa chọn phương án nào, về cơ bản cần thực hiện các bước:
Bước 1: 
Xem xét cẩn thận nội dung bị nghi ngờ là vi phạm quyền tác giả, có thế tiến hành gửi nội dung có nghi ngờ vi phạm đi giám định tại Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả.
Bước 2: 
Khi đã có căn cứ về sự vi phạm, gửi văn bản đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm của bên vi phạm và kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả đồng thời yêu cầu thanh toán chi phí sử dụng tác phẩm và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Bước 3: 
Trong trường hợp, bên vi phạm không tự động chấm dứt việc xâm phạm bản quyền sau khi đã nhận được văn bản yêu cầu, tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử phạt.
Kết quả hình ảnh cho xử lý vi phạm bản quyền tác giả
Xử phạt hành chính:
- Phù hợp với quy định trong Luật xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng. 
Có thể áp dụng các biện pháp:
1. Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn;  
2. Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;  
3. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số; 
4. Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; 
6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;  
7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
Hình sự: 
Điều 225. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan 
"1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: 
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; 
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
a) Có tổ chức; 
) Phạm tội 02 lần trở lên; 
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; 
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; 
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. 
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 
a)Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; 
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; 
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

p.a

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: 

Các pháp nhân phi thương mại 
Khác so với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhậu thì pháp nhân phi thương mại...
Thành lập doanh nghiệp năm 2019 
Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập thêm doanh nghiệp/công ty để phục vụ hoạt...
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH 
Chi nhánh là một phần của công ty, mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, được xuất hóa...
Thời hạn sử dụng mẫu dấu của công ty là bao lâu? 
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang băn khoăn trong việc thay đổi mẫu dấu, con dấu của công ty...


Gửi thông tin cần tư vấn


Họ tên(*)

Số điện thoại(*)
Fax
Email
Địa chỉ
Yêu cầu



Giới thiệu Thành lập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư
Thuế/ Lao động / Bảo hiểm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư vấn doanh nghiệp
Liên hệ Văn bản pháp luật Tra cứu
GIải quyết tranh chấp Giải trí