Sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm
hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật
tự nhiên.
Điều kiện chung đối
với sáng chế được bảo hộ
1.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các
điều kiện sau đây:
a)
Có tính mới;
b)
Có trình độ sáng tạo;
c)
Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu
không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)
Có tính mới;
b)
Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Đối tượng không được
bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Các
đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1.
Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2.
Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn
luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3.
Cách thức thể hiện thông tin;
4.
Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5.
Giống thực vật, giống động vật;
6.
Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không
phải là quy trình vi sinh;
7.
Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Các bước cần làm để đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào?
Thủ tục đăng bằng sáng chế
được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu hồ sơ cần
thiết cho việc đăng ký sáng chế (đặc biệt là Bản mô tả sáng chế)
Bước 2: Phân
loại sáng chế theo Bảng phân loại sáng chế quốc tế
Bước 2: Tiến
hành thủ tục tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của sáng chế
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ
đăng ký, theo dõi đơn đăng ký sáng chế cho đến khi nhận được giấy chứng nhận
đăng ký sáng chế
1. Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký sáng chế là căn cứ để Cục sở hữu trí tuệ
xem xét cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho chủ sở hữu. Hồ sơ đăng ký sáng chế bao
gồm các tài liệu sau:
- 02
Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu (được chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn ký
tên & đóng dấu vào tờ khai)
- 02
bản mô tả sáng chế bao gồm cả hình vẽ (nếu có)
-Yêu
cầu bảo hộ sáng chế
- Bản
sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính
hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Hợp
đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành nộp đơn đăng ký
sáng chế (áp dụng trong trường hợp chủ đơn ủy quyền cho tổ chức đại diện đăng
ký sáng chế)
- Tài
liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người
khác;
- Tài
liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
2. Thủ tục chung
Tất cả các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
đều được Cục Sở hữu trí tuệ xử lý theo trình tự sau đây:
2.1. Nộp đơn và tiếp nhận đơn;
Đơn có thể được nộp/gửi đường bưu điện đến Cục
Sở hữu trí tuệ (Số 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội) hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn
khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập.
Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu nêu
trên thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn
vào các tờ khai;
Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu nêu
trên thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo của Cục Sở hữu
trí tuệ từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện)
2.2. Thẩm định hình thức đơn;
Đơn được coi là hợp lệ nếu chứa đầy đủ các tài
liệu tối thiểu bên trên và không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đơn được
làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, trừ trường hợp đặc biệt;
+ Trong tờ khai không có đủ thông tin về tác giả
(đối với đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và đơn đăng ký
thiết kế bố trí), về người nộp đơn, về người đại diện, không có chữ ký và/hoặc
con dấu (nếu có) của người nộp đơn hoặc của người đại diện;
+ Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn
không có quyền đăng ký;
+ Đơn được nộp trái với quy định tại Điều 89 của
Luật Sở hữu trí tuệ;
+ Đơn có các thiếu sót ảnh hưởng đến tính hợp lệ
của đơn và mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu sửa chữa, người nộp đơn vẫn
không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu;
+ Có cơ sở để khẳng định ngay rằng, rõ ràng đối
tượng nêu trong đơn là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ.
* Thời hạn: 01 tháng
2.3. Công bố đơn hợp lệ;
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra
quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ chủ đơn, tên
người được ủy quyền đại diện (nếu có) và các thông tin về đối tượng nêu trong
đơn, ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên và gửi cho người nộp đơn.
*** Xử lý ý kiến của người thứ ba trước:
Kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố
trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo
hộ, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi cho Cục
Sở hữu trí tuệ về quyền đăng ký, quyền ưu tiên, điều kiện bảo hộ và về những vấn
đề khác liên quan đến đơn đăng ký sáng chế. Người phản đối cấp văn bằng bảo hộ
phải nộp phí giải quyết ý kiến phản đối đơn về sở hữu công nghiệp theo quy định.
Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin cho quá
trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
2.4. Thẩm định nội dung đơn;
+ Trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng
ký sáng chế có quyền ưu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ có thể sử dụng kết quả tra cứu
thông tin và tham khảo kết quả thẩm định đơn tương ứng đã nộp ở nước ngoài.
+ Người nộp đơn có thể cung cấp các tài liệu, sữa
chữa thiếu sót, giải thích nội dung đơn nhằm phục vụ việc thẩm định nội dung
+ Thời hạn: Không quá 18 tháng, kể từ ngày công
bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ
ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công
bố đơn
- Thẩm định lại đơn trong trường hợp:
+ Thẩm định lại đơn do có ý kiến phản đối sau
khi đã có thông báo dự định cấp/dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Thẩm định lại đơn do có yêu cầu thu hẹp phạm
vi bảo hộ của chủ văn bằng bảo hộ
2.5. Chuyển giao đơn
Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở
hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng
bảo hộ, người nộp đơn có quyền chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng
độc quyền sáng chế thành đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải
pháp hữu ích và ngược lại
2.6. Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng
bảo hộ;
Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
- Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng
nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được
cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm
nhất;
- Đơn thuộc trường hợp có nhiều đơn
đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên
hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp
đơn.
- Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt
quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
- Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ
và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết
trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
- Đối với sáng chế được trực tiếp tạo
ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng
chế không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn
gen;
- Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định
về kiểm soát an ninh
Nếu thuộc các trường hợp trê, cơ quan quản lý nhà
nước về quyền SHCN sẽ:
- Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, nêu
lý do và ấn định thời gian để người nộp đơn có ý kiến phản đối
- Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người
nộp đơn không có ý kiến phản đối/ phản đối không có căn cứ xác đáng
- Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc
gia về quyền SHCN
Lưu ý:
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối
chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn
đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành
yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại với điều kiện người
nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn đối với đơn chuyển đổi theo quy định
Tờ khai chuyển giao đơn: Theo Phụ lục B - Mẫu số:
01-SĐĐ
2.7. Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp
đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục
cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về quyền SHCN.
Hiếu Vũ
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách
hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công
ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề
pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc
bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc
Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động -
0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp -
0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!