Theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng
nhãn hiệu. Các thuật ngữ mà pháp luật Sở hữu trí tuệ sử dụng là "đăng ký bảo
hộ" đối với nhãn hiệu, "điều kiện bảo hộ" của nhãn hiệu... Dựa
vào đây có thể thấy, bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu là "đăng ký để được
bảo hộ nhãn hiệu", chứ không phải đăng ký để được sử dụng nhãn hiệu.
Đăng
ký nhãn hiệu không bắt buộc theo quy định của pháp luật nhưng là bắt buộc trong
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi hiện nay hầu như không có sản phẩm,
dịch vụ nào không mang trên mình một nhãn hiệu. Hơn thế, đăng ký nhãn hiệu còn
là một biện pháp để bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp, bảo đảm về chất lượng sản phẩm,
lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu - 0962.893.900
Không
giống như quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
được liệt kê tại Điều 14, Văn bản hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, tác phẩm báo
chí, tác phẩm âm nhạc… được mặc nhiên bảo hộ quyền tác giả kể từ ngày tác phẩm
được hình thành.
Theo
quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn
hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng
ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở
hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu
đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp).
Do
đó, quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là quyền bảo hộ nhãn hiệu chỉ được xác lập
và phát sinh quyền khi đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và được Cục
Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng
quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Quyền
bảo hộ đối với nhãn hiệu bao gồm: quyền sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu
lên các sản phẩm, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, nhượng
quyền sở hữu nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức khác... Khi xảy ra tranh chấp,
chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn
cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.
Nếu
nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ
không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và không có độc quyền sử dụng nhãn
hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Người đang sử dụng
nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng
nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ
cùng loại. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết.
Hơn
thế, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết đối với việc để chủ nhãn hiệu xem xét
hàng hoá/dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật
Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Cụ thể, thông qua
đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp khác cũng được dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự
với mình hay không căn cứ vào kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở
hữu trí tuệ với đánh giá nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, doanh nghiệp sẽ
không sử dụng nhãn hiệu này nữa (thay thế bằng một nhãn hiệu khác) và do vậy có
thể tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người
khác.
Bởi
trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức đăng
ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng do không được quảng cáo, sử dụng rộng
rãi nên các chủ thể kinh doanh khác không biết đến và lại sử dụng tên nhãn hiệu
trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ này làm nhãn hiệu của
mình. Kết quả dù đã mất rất nhiều chi phí quảng cáo cho sản phẩm nhưng cuối
cùng sản phẩm bị thu hồi, mất thương hiệu.
Như vậy, từ những
phân tích trên đây, có thể thấy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng cần
thiết. Trong cơ thế thị trường phát triển như hiện nay, lượng hàng hóa cùng với
các thương hiệu xuất hiện ngày càng dày đặc, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần
thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.