Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật tại Việt Nam. Vậy trình tự và thủ tục như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.
1. Căn cứ
pháp lý.
- Luật
Doanh nghiệp năm 2014.
2. Nội
dung.
a. Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Thương
nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ
các điều kiện sau:
– Là
thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh
doanh công nhận hợp pháp;
– Đã hoạt
động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Giấy phép
thành lập Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm
nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ
có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật
nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước
ngoài.
b. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
Bộ Công
Thương là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép
thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài.
c. Điều kiện chung về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập của Chi nhánh:
Các giấy
tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá
lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch,
bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bản sao
các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hay xác nhận phải được
công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(Nguồn: Internet)
d. Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài
- Đơn đề
nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh;
- Bản sao
Giấy đăng ký kinh doanh hoặc văn bản có giá trị tương đương của thương nhân
nước ngoài;
- Quyết
định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao
báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa
vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị
tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành
lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước
ngoài trong năm tài chính gần nhất;
- Bản sao
Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
- Bản sao
giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
e. Thời hạn cấp Giấy phép:
– Trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoàn thành
việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh
và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan
thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở;
– Trường
hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ,
cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ
sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Ngay sau
khi hết thời hạn nêu trên mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Bộ Thương
mại phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp
giấy phép.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG.
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).